Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

Phương hướng phát triển mới của Gia đình Phật tử Việt Nam




1. Bối cảnh hình thành Gia Đình Phật Tử:
Từ thế kỷ thứ 19 sang đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp đã chia cắt nước ta làm ba miền để dễ cai trị. Triều đình nhà Nguyễn lại lo chấn hưng Nho học. Phật giáo bị lu mờ, bị xem là cổ hủ, tín đồ phần lớn chỉ lo việc cầu đạo, sa ngã vào tín ngưỡng hình thức thế tục. Trong khi đó, văn hóa Tây phương xâm lấn dần, được xem là trào lưu mới, văn minh. Thiên chúa giáo, với sự ủng hộ của thực dân đã phát triển mạnh, mang ý nghĩa tiến bộ, hợp thời.
Châu Á với truyền thống Phật giáo cũng lâm vào hoàn cảnh đó. Một số vị tôn túc thức thời đã tìm cách phục hưng Phật giáo vừa cho phù hợp với thời đại mới. Ở Tích Lan, Đại sư Dhammapala mở phong trào khôi phục truyền thống Phật giáo. Ở Trung Quốc, cư sĩ Dương Nhân Sơn lập Kỳ Hoàn tinh xá, triệu tập các nhà Phật học nghiên cứu các kinh sách bằng Hán, Anh, và Pa-li ngữ; Đại sư Thái Hư lập Học viện Vũ Xương đẩy mạnh việc chấn hưng Phật giáo. Các nước Myanmar, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan cũng nổi lên phong trào đổi mới Phật giáo.
Từ năm 1920 khắp ba miền của đất nước, nhiều vị tôn túc Phật giáo trí đức cao vời đã hô hào và mở đầu phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Ở miền Bắc có Đại sư Thanh Hanh giảng dạy Phật pháp thu hút đông đảo quần chúng Phật tử, ngài Đỗ Văn Hỷ ấn hành khá nhiều kinh sách Phật giáo; Ở miền Trung có các Đại sư Tuệ Pháp, Thanh Thái, Đắc Ân, Tâm Tịnh, Phước Huệ…  Ở miền Nam có các Đại sư Từ Phong, Khánh Hòa, Huệ Quang, Khánh Anh…  Chư vị đều là những tu sĩ nổi tiếng, thu hút được các giới Phật tử nhờ cách giảng dạy nghiêm túc, có phương pháp thiện xảo. Thế rồi từ  1930, 1932, 1935 các hội Phật học ở cả ba miền đã đươc thành lập, cải tiến hoạt động, song song với việc các kinh sách và tạp chí Phật giáo ngày một phổ biến nhiều, mang tính tân học Phật giáo.
Một phong trào có ảnh hưởng khá nhiều đến động cơ hình thành, cơ cấu tổ chức và phát triển của Gia đình Phật tử là tổ chức Hướng đạo sinh Việt Nam, một phát triển của Hướng đạo sinh Thế giới do Trung tướng người Anh Baden Powell đề xướng năm 1907 đã có hoạt động tại khá nhiều nơi trên thế giới. Năm 1930, phong trào này được du nhập vào Việt Nam do ông Trần Văn Khắc ở Hà Nội chủ xướng; chủ trương bổ sung giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, thích nghi với hoàn cảnh, trở thành công dân tốt, có trách nhiệm. Phong trào được sự tham gia tổ chức của các vị thời danh như Tạ Quang Bửu, Trần Duy Hưng, Lưu Hữu Phước, Tôn Thất Tùng.
Nhân lễ Phật Đản năm Ất Hợi (10-05-1935) được Hội An Nam Phật học tổ chức tại Huế, hình ảnh 52 em nhỏ mặc đồng phục đã gợi lên ý tưởng thành lập một tổ chức cho thanh thiếu niên Phật tử. Cư sĩ Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Chánh hội trưởng hội An Nam Phật học đã xây dựng ý tưởng này và đến năm 1940, đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục ra đời với sự hướng dẫn trực tiếp của Cư sĩ. Khởi đầu, đoàn gồm các vị như Phạm Hữu Bình (Trưởng đoàn), Đinh Văn Nam (Phó đoàn), Ngô Điền (Thư ký), Đinh Văn Vinh, Ngô Thừa, Võ Đình Cường. Đoàn lớn mạnh không ngừng; đến năm 1944, đổi tên thành Gia đình Phật hóa phổ. Đại hội Gia đình Phật hóa phổ tổ chức tại chùa Từ Đàm gồm các đại biểu ở chín tỉnh miền Trung diễn ra từ 24 đến 26-4-1951 và cải danhGia đình Phật hóa phổ thành Gia đình Phật tử Việt Nam. Cư sĩ Võ Đình Cường được cử làm Trưởng Ban Hướng dẫn Gia Đình Phật tử Tổng hội Trung phần.
Từ đó, Gia đình Phật tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Kể từ Đại hội toàn quốc năm 1953 tại Huế, Gia đình Phật tử tại Việt Nam do cư sĩ Tống Hồ Cầm làm Trưởng Ban Hướng dẫn đã mở rộng khắp miền Nam và mỗi gia đình đều có vị thầy Cố vấn Giáo lý. Tại Sài Gòn có quý ngài Thiện Hoa, Thiện Hòa, Thiền Định, Thanh Từ, Trí Hữu, Huyền Vi…
Trải qua cuộc đấu tranh chống chính quyền Ngô Đình Diệm kỳ thị tôn giáo, các thành viên Gia đình Phật tử đã hy sinh thân mạng, bị tù đày tra tấn cho đến khi chính quyền phản động ấy bị lật đổ. Sau ngày thống nhất đất nước, Gia đình Phật tử đình trệ một thời gian ngắn rồi được Giáo hội Phật giáo Việt Nam công nhận và được hoạt động trở lại. Ngày nay, Gia đình Phật tử đã có được 75.000 đoàn viên và huynh trưởng với 1.006 Gia đình tại 31 tỉnh thành trên ba miền đất nước.
 2. Những nhận định về quá trình hoạt động
Kể từ khi manh nha ý tưởng thành lập đến khi hình thành tổ chức và sau đó là hoạt động của Gia đình Phật tử, ta thấy sự phát triển mạnh mẽ của đoàn thể này. Ta có thể kể một số nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự phát triển của Gia đình Phật tử.
a. Trước hết là manh nha của ý tưởng sáng lập xuất phát từ lòng yêu nước, yêu đạo Phật, muốn xây dựng một xã hội hiền thiện, đào tạo những người Phật tử chân chính, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của Phật giáo và văn hóa nước nhà trước âm mưu thống trị, đồng hóa của thực dân xâm lược.
b. Thành phần lãnh đạo là chư Tôn đức, đạo hạnh, trí huệ cao vời và các cư sĩ tân học, thức thời đồng tâm hợp lực thực hiện lý tưởng Phật giáo, vì thế hệ trẻ rường cột của đất nước. Chư vị có tầm nhìn xa trông rộng, biết áp dụng trong tính sáng tạo các phương cách, nội dung sinh hoạt, tổ chức, phát triển của phong trào cải tiến Phật giáo trên thế giới, nhất là ở châu Á.
c. Nội dung sinh hoạt rất tốt, gây không khí tươi vui, hấp dẫn thanh thiếu niên, giới thiệu Phật giáo rất nhẹ nhàng trong khung cảnh ngôi chùa, các trò chơi, các buổi cắm trại, hoạt động văn nghệ… rất mới mẻ, phù hợp với tuổi trẻ. Chính cái mới, đứng đắn, thiết thực có sức hấp dẫn nhiều nhất.
d. Có tổ chức các nghành, các cấp, nhân sự chặt chẽ, từ vị thầy Cố vấn Giáo lý đến các huynh trưởng các cấp, đến bác Gia trưởng… đến mối liên hệ cấp gia đình, cấp quận huyện, tỉnh thành, địa phương và trung ương.
e. Cần nói thêm về sự mô phỏng và áp dụng sáng tạo của Gia đình Phật tử từ sinh hoạt của tổ chức Hướng đạo sinh. Chủ trương của hai bên đều gần như nhau, nhưng Gia đình Phật tử nhấn mạnh đến tính Phật giáo, tính Việt Nam. Do đó mà gia đình Phật tử phát triển mạnh, vượt hẳn Hướng đạo Việt Nam chỉ trong vòng 30 năm kể từ khi được thành lập.
3. Nhận định về tình hình hiện nay và góp ý về phương hướng phát triển mới
Trong bốn năm qua, kể từ khi Giáo hội chấp nhận Gia đình Phật tử là một phân ban của Ban Hướng dẫn Cư sĩ Phật tử, các hoạt động của Gia đình Phật tử có chuyển hướng tốt, mạnh mẽ, sinh động hơn rất nhiều. Các cuộc hội thảo, các trại huấn luyện, các công tác xã hội… nhiều hơn, có phẩm chất cao hơn, quy mô hơn so với trước.
Tuy vậy, so với những năm trước 1975 thì Gia đình Phật tử cũng không phát triển gì nhiều, và nhiều mặt công tác còn yếu hơn. Hãy xem tổng số huynh trưởng và đoàn viên hiện nay là 75.000 so với trước kia là 73.000; đây là hai con số xấp xỉ trong khi dân số nước ta tăng lên gấp đôi so với 40 năm trước đây. Một nguyên nhân chính trong việc Giáo hội PGVN chậm đánh giá tầm quan trọng của GĐPT là chính nhân sự hoạt động của GĐPT thiếu ổn định. Nghi kỵ, dèm pha, bất đồng ý kiến, chia rẽ… giữa các huynh trưởng về lập trường, về vị trí…
Nếu ta xét đến những nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự phát triển của Gia đình Phật tử trước kia và xét tình hình hiện nay thì thiết nghĩ cũng có thể rút ra được một số điểm quan trọng để đưa vào kế hoạch, chương trình hoạt động trong phương hướng sắp đến của GĐPT. Theo chúng tôi, sau đây là một số điểm chúng ta cần xét đến và cố gắng thực hiện cho được trong kế hoạch phát triển GĐPT.
a. Củng cố nhân sự: Trước hết là sự đoàn kết giữa các huynh trưởng các cấp vì lý tưởng của GĐPT, không phân biệt quan điểm, lập trường, người cũ, người mới. Người cũ đã lâu không hoạt động nay hoạt động trở lại là điều đáng quý.
Chư tôn lãnh đạo trong GĐPT cần tin tưởng, giúp đỡ các huynh trưởng hoạt động, các tích cực khuyến nghị Giáo hội lưu tâm nhiều hơn đến GĐPT, cần tham gia lập kế hoạch, cần có ý kiến sáng tạo, cần có trách nhiệm nhiều hơn đối với GĐPT.
Các huynh trưởng cần tuân phục, chân thành, gần gũi với chư tôn để được chỉ đạo, giúp đỡ trong công tác. Đối với đoàn sinh, phải chăm lo gần gũi nhiều hơn.
Cần có Ban Bảo trợ, Ban Cố vấn vững mạnh.
b. Cải tiến tổ chức, hành chánh: Từ nay cho đến hết nhiệm kỳ còn hơn một năm nữa, phân ban GĐPT TW cần vận động qua các hội thảo, lập kiến nghị… để đến kỳ Đại hội Đại biểu PG toàn quốc sắp đến có thể thông qua Hiến chương có sửa đổi, công nhận phân ban GĐPT là một ban chính thức chứ không phải thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử vì nội dung sinh hoạt của GĐPT cần độc lập để có thể phát triển nhanh chóng.
GĐPT cần có Ban Bảo trợ vững mạnh để giúp các chi phí hoạt động. Tuy vậy, GĐPT cần phải có quỹ riêng bằng cách đề nghị các đoàn viên, huynh trưởng đóng nguyệt liễm (có thể theo quý), trung bình mỗi thành viên đóng lệ phí mỗi tháng khoảng 4.000 đồng. Mỗi Gia đình Phật tử giữ 50%, 25% đóng góp cho phân ban GĐPT tỉnh thành, 25% đóng cho Ban Hướng dẫn GĐPT TW. Với 75.000 thành viên, Ban GĐPT TW mỗi tháng có khoảng 75.000.000 đồng tiền quỹ. Để thực hiện điều này, quý Thầy cố vấn giáo lý và các huynh trưởng cần vận động đoàn sinh và gia đình các em thuận tình đóng góp khoản lệ phí ít oi ấy.
c. Cải tiến nội dung sinh hoạt: Sở dĩ GĐPT thu hút được thanh thiếu niên từ khi mới được thành lập là do có nội dung sinh hoạt lành mạnh, mới mẻ và cần thiết. Để phát triển GĐPT trong thời hội nhập, chúng ta cần tìm ra cái mới, cái bổ ích, phù hợp với thời đại và tránh xa những tiêu cực của thời đại.
Cần tăng cường sự thiết thực và hấp dẫn trong sinh hoạt: hình thức lễ lạy, tụng kinh, các kỹ năng chuyên môn, âm nhạc, kịch, thảo luận các đề tài nhỏ, thông thường về gia đình, học đường, xã hội…, các trò chơi, các cuộc cắm trại qua đó rèn luyện sự sáng tạo, tháo vát, tinh thần đồng đội, trách nhiệm… ở các em.
Một nội dung cần thiết được thực hiện mạnh mẽ hơn đó là tham gia các việc công ích, từ thiện xã hội. Hình ảnh GĐPT thật hiếm thấy trong các công tác này: Vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, cứu trợ bão lụt, giúp người cơ nhỡ, tiếp sức mùa thi…
d. Tăng cường công tác đối ngoại: Tạo cho được mối liên kết giữa GĐPT tại VN với các GĐPT ở nước ngoài, vì lý tưởng GĐPT, vì Đạo pháp và dân tộc, tiến tới sự đoàn kết tương trợ.
Cần có sự liên kết chặt chẽ với các ban nghành trong Giáo hội để được hỗ trợ, chia xẻ công tác. Ví dụ: tham gia công tác xã hội với Ban Từ thiện Xã hội, đóng góp công sức vào các hoạt động, lễ lạc của Giáo hội trung ương, địa phương.
Đối với gia đình của các đoàn sinh, các huynh trưởng cố gắng có sự liên hệ chặt chẽ hơn để tìm hiểu các em, để được góp ý. Thỉnh thoảng tổ chức cuộc gặp mặt chung của phụ huynh các em, tạo không khí đầm ấm và sự ủng hộ mạnh mẽ hơn.
 4. Kết luận
Trên đây chỉ là một số ý kiến đóng góp cho việc phát triển Gia đình Phật tử. Chúng ta không quên lời nói tâm huyết của vị tiên phong trong việc thành lập GĐPT, Bác sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám: “Không có một thành tựu bền vững nào lại không nhắm đến hàng ngũ thiếu niên, họ là những người nối tiếp chúng ta trong ngày mai.” Xây dựng một xã hội hiền thiện thấm nhuần tinh thần Phật giáo là mục đích của chúng ta. Xây dựng vững bền và phát triển đúng hướng GĐPT là vô cùng quan trọng.
ĐĐ. Thích Nguyên Thành - Phó Viện Trưởng Học viện PGVN tại Huế

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

Mật Thư : Hệ thống tọa độ

( Sưu tầm)

Bài viết dưới đây sẽgiới thiệu đến các bạn hệ thống mật thư tọa độ và biến thể của nó thường gặp là mật thư Ma phương.
  
I. Mật thư hệ thống tọa độ là gì?Đây là một dạng mật thư theo dạng tọa độ (đồ thị)rất phong phú và đòi hỏi sự chính xác cao. Đồ thị là một tập các đối tượng gọilà đỉnh nối với nhau bởi các cạnh, một điểm được xác định chính xác khi đã đốichiếu bởi tung độ (chiều dọc) và hoành độ (chiều ngang) đã được biết trước.
Theo đó người ta sắp xếp các chữ cái (thường là25, bỏ Z) vào trong các ô chia đều các cạnh (mỗi cạnh 5 ô) trong một hình vuônglớn. Khi giải mã ta chỉ cần đối chiếu trục ngang và trục đứng là sẽ tìm ra đượcnội dung cần tìm.
 




Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Y pháp bất y nhân


  Đây là một nguyên tắc đã được nêu ra khá sớm, ngay từ thời đức Phật còn tại thế. Trong giai đoạn hiện nay, nguyên tắc này càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong việc xác lập niềm tin vào Tam Bảo.
Thế nào là y pháp bất y nhân? Nói một cách đơn giản, đó là chúng ta đặt niềm tin và làm theo chính pháp và không tin theo bất cứ ai nói hoặc làm sai chính pháp.

Chính pháp do đức Phật truyền dạy, trước hết là những chân lý giúp ta nhận thức đúng về mọi sự việc, hiện tượng trong đời sống, và những nguyên tắc hay phương thức sống thiết thực, có thể vận dụng vào cuộc sống hằng ngày để đạt được những kết quả cụ thể trong việc hoàn thiện cuộc sống, làm giảm nhẹ và triệt tiêu những khổ đau vốn có trong đời sống. Những chân lý và nguyên tắc hay phương thức ấy được ghi chép trong kinh điển và được chư tăng giảng giải, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Nhưng một vấn đề không mong muốn có thể xảy ra, đó là có những người tự nhận rằng mình truyền dạy chính pháp của đức Phật, nhưng bản thân lại không có sự thực hành đúng theo chính pháp, và do đó cũng dẫn đến một hệ quả tất yếu là thường giảng giải sai lệch về chính pháp.

Trong trường hợp này, nguyên tắc y pháp bất y nhân có ý nghĩa giúp ta giữ vững được niềm tin vào chính pháp mà không để cho sự sai trái của một vài cá nhân nào đó làm ảnh hưởng đến niềm tin của mình. Bởi vì, những việc làm sai trái hoặc những lời giảng giải không đúng chính pháp của một cá nhân xét cho cùng chỉ là sự sai lầm của riêng cá nhân đó, không liên quan gì đến chính pháp do Phật truyền dạy.

Lấy một ví dụ đơn giản, như có người khuyên ta không nên uống rượu, nhưng bản thân người ấy lại sáng say chiều xỉn, không có được một cuộc sống nghiêm túc. Trong trường hợp này, chúng ta cần phân biệt hai khía cạnh tách biệt của vấn đề.

Trước hết, lời khuyên do người ấy đưa ra là một lời khuyên tốt, đáng để chúng ta nghe theo. Thứ hai, mặc dù tư cách của người ấy không xứng đáng chút nào với lời khuyên tốt đẹp mà ông ta đưa ra cho người khác, nhưng điều đó hoàn toàn không làm mất đi tính chất tốt đẹp của lời khuyên.

Vì vậy, trong trường hợp này, nghe theo lời khuyên của ông ta là y pháp, và không noi theo việc làm của ông ta là bất y nhân. Mặt khác, vì xét thấy lời khuyên của ông ta là đúng đắn, tốt đẹp nên chúng ta tin theo, như vậy là y pháp; dù tư cách của ông ta không xứng đáng với lời khuyên, nhưng chúng ta vẫn không để điều đó làm ảnh hưởng đến niềm tin của ta vào lời khuyên tốt đẹp ấy, như vậy là bất y nhân.

Trong môi trường sống khá phức tạp ngày nay, chúng ta không phải lúc nào cũng được tiếp xúc với những con người tốt đẹp, hướng thượng, mà còn có cả những con người nhỏ nhen, ích kỷ và nhận thức cũng như hành động đều sai lầm. Một đôi khi, những người này cũng đứng trong hàng ngũ truyền dạy giáo pháp của đức Phật.

Chúng ta không nên ghét bỏ, mà trái lại cần phải thương xót những con người tội nghiệp này, vì họ không thực hành theo đúng chính pháp của đức Phật nên chắc chắn là họ không thể có được một đời sống an lạc và hạnh phúc chân thật.

Tuy nhiên, chúng ta cần tỉnh táo nhận biết để không đặt niềm tin và làm theo những người như thế. Mặt khác, ta cũng không thể vì sự sai trái của những cá nhân ấy mà đánh mất niềm tin vào chính pháp, hay nói chung là vào Tam bảo.

Tất nhiên, một câu hỏi có thể được nêu ra ở đây là: làm thế nào để xác định được đâu là chính pháp do Phật truyền dạy và đâu là sự giảng giải sai lệch của một cá nhân? Trong vấn đề này, những sự sai lệch lớn lao về mặt giáo lý thường có thể dễ dàng nhận ra nhờ vào một phần giáo lý gọi là Tam pháp ấn. Giáo lý này được Phật thuyết dạy nhằm giúp chúng ta dựa vào đó mà phân biệt được những kinh điển nào là thực sự do Phật thuyết, và những kinh điển nào có thể là sai lệch, không phải do Phật thuyết.

Tam pháp ấn có thể được hiểu một cách đơn giản là 3 yếu tố, 3 ý nghĩa xuyên suốt có khả năng giúp ta xác định, tin chắc được một phần giáo lý nào đó là do chính đức Phật thuyết dạy. Theo đó thì tất cả kinh điển do Phật thuyết dạy đều phải có sự hiện diện của 3 ý nghĩa gọi là Tam pháp ấn này, và cũng không thể có những ý nghĩa đi ngược lại, mâu thuẫn với Tam pháp ấn.

Ba ý nghĩa này được kể ra cụ thể là: chư hành vô thường, chư pháp vô ngã và Niết-bàn tịch tĩnh. Tuy nhiên, sự phân biệt theo Tam pháp ấn là thuộc về phần giáo lý bậc cao và có thể là khá phức tạp, khó hiểu đối với nhiều người trong chúng ta. Mặt khác, những sai lệch thường gặp trong thực tế có thể dựa vào một số yếu tố để nhận ra mà chưa cần thiết phải dùng đến Tam pháp ấn.

Trước hết, chúng ta có thể dựa vào một nguyên tắc chung gọi là “ngôn hành hợp nhất” để đánh giá về sự thuyết dạy của một người nào đó. Nguyên tắc này nói lên rằng, nếu một người thuyết giảng chính pháp, thì lời nói và việc làm của người đó phải đi đôi với nhau.

Chẳng hạn, nếu một người thuyết dạy về những nguyên tắc sống đơn giản, thì điều tất yếu là bản thân người đó không thể sống một cuộc sống xa hoa với tất cả những tiện nghi mà nền văn minh hiện đại này có được. Nguyên tắc này xuất phát từ một phương thức thuyết dạy trong Phật giáo được gọi là “thân giáo”, nghĩa là dùng đời sống của chính bản thân mình để nêu gương thuyết dạy người khác.

Khi một người luôn nói ra những điều tốt đẹp nhưng bản thân lại không thực hiện đúng theo những điều tốt đẹp ấy, xem như nguyên tắc này không được đáp ứng, và chúng ta có thể bước đầu đặt ra sự hoài nghi, cảnh giác đối với sự thuyết giảng của người ấy.

Nguyên tắc thứ hai là nguyên tắc “nhất quán”. Nguyên tắc này nói lên rằng, khi một người thuyết giảng chính pháp thì tất cả những gì người ấy đã nói ra trước đây, đang nói ra vào lúc này và sẽ nói ra trong tương lai, tại nơi này hoặc nơi khác, hết thảy đều phải luôn luôn phù hợp, nhất quán với nhau, không thể có sự mâu thuẫn, trái ngược.

Chẳng hạn, khi một người thuyết dạy về đời sống chân thật, khen ngợi sự chân thật trong cuộc sống, thì vào một lúc khác, tại một nơi khác, người ấy không thể nói ra những điều trái ngược lại với ý nghĩa đó. Nếu nguyên tắc này không được đáp ứng, chúng ta có thể đặt vấn đề hoài nghi, cảnh giác đối với sự thuyết giảng của người ấy.

Nguyên tắc thứ ba được gọi là nguyên tắc “chiêm nghiệm và so sánh”. Nguyên tắc này vận dụng các phần giáo lý căn bản đã được học hiểu và thực hành ngay trong cuộc sống của chúng ta để so sánh với những gì được nghe thuyết giảng. Tùy theo trình độ của mỗi chúng ta, các phần giáo lý căn bản đó có thể là Tư diệu đế, Thập nhị nhân duyên, Bát chính đạo, Lục Ba-la-mật... nhưng nói chung, khi chúng ta đã được học hiểu và có sự thực hành, vận dụng một trong các phần giáo lý này vào cuộc sống hằng ngày, chúng ta sẽ tự có được sự chiêm nghiệm của bản thân, sẽ tự rút ra được ý nghĩa đích thực của phần giáo lý đó.

Vì vậy, khi một người thuyết giảng chính pháp mà nói ra những điều không phù hợp với những gì chúng ta đã học, đã hiểu, đã hành trì, thì chúng ta có thể cần phải đặt ra sự hoài nghi cảnh giác đối với sự thuyết giảng của người ấy.

Trên cương vị của một người học Phật, chúng ta chỉ nên vận dụng 3 nguyên tắc trên để đặt ra sự hoài nghi và cảnh giác đối với sự thuyết giảng của một cá nhân, mà không nên tiến đến chỗ tranh biện đúng sai với cá nhân ấy. Đó là vì những sự tranh biện như thế không thực sự giúp ích được gì cho đời sống tinh thần của chúng ta.

Chúng ta chỉ cần tuân theo nguyên tắc “y pháp bất y nhân” do Phật truyền dạy, tự mình tránh xa những gì nghi ngờ là không đúng chính pháp mà thôi. Còn việc xác định chắc chắn sự thuyết giảng của một cá nhân có phải là sai lệch chính pháp hay không, chúng ta nên dành lại cho các vị luận sư uyên bác, những người có thể vận dụng phần giáo lý về Tam pháp ấn như đã nói trên để bảo vệ chính pháp.

Tác giả: Nguyên Minh

Phương châm giáo dục Gia đình Phật tử Việt Nam




Nền văn hóa giáo dục Gia Đình Phật Tử Việt Nam là chất liệu sống, hòa hợp thống nhất trong tinh thần Lục Hòa kỳ vĩ, tiếp thu – ứng dụng nguồn văn hóa hoàn hảo tuyệt bích – hướng tới cấu thành – thiện hóa xã hội toàn diện. 


Lục Hòa, sáu phương cách sống tối ưu:

1.Thân hòa đồng trú: Không phân biệt giai cấp, mỗi nhân thân đều có dòng máu cùng đỏ – giọt nước mắt cùng mặn, bình đẳng – hòa hợp trong tinh thần đồng bào thắm thiết.

2.Khẩu hòa vô tránh: Mỗi người đều có cuộc sống – quyền hạn như nhau, luôn luôn tôn trọng, xử sự hòa nhã – thân ái.

3.Ý hòa đồng duyệt: Vì mục đích hướng thiện cuộc sống, hướng đến tịnh độ nhân gian, biết gát mình qua một bên – vì tha nhân mà phụng sự.

4.Kiến hòa đồng giải: Tri thức là vốn sống, cống hiến tri thức, góp phần làm mới – tươi đẹp cuộc đời.

5.Giới hòa đồng tu: Trong cuộc sống đời thường, các qui ước được tự do – dân chủ thống nhất đề ra, nhằm mục đích nâng cao giá trị – phẩm chất cuộc sống – ổn định – thăng tiến về mặt xã hội.

6.Lợi hòa đồng quân: Mọi quyền hạn – lợi nhuận đều cộng sản, phân quyền – bình đẳng trang trãi đồng đều

Nguồn văn hóa giáo dục GĐPTVN có bề dày lịch sử trên bãy mươi năm, được kinh qua – trãi nghiệm, song hành cùng vận nước với những năm tháng sóng gió gian nan. Qua thử thách với thời gian, đến giờ phút này, văn hóa giáo dục GĐPTVN đã khẳn định, chứng tỏ được đặc tính thù thắng, đủ điều kiện tiên quyết để hội nhập, góp phần tích cực củng cố – xây dựng – phát triển hoàn chỉnh – thành tựu đời sống dân sinh. Diễn biến lịch sử đã cho thấy, sau năm 1975, dưới quyền lực toàn trị, nhiều tổ chức dân chủ lùi dần vào bóng tối rồi mất hẳn. GĐPTVN thì khác, với tinh thần vô úy, từ bóng tối của đêm đen, hàng hàng lớp lớp huynh trưởng GĐPTVN đã tiên phuông, phát đại nguyện, ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, sẵn sàng gánh vát gian nan, kham nhẫn trước những ngờ vực đoạn kiến, những đối xử phân biệt – thiên vị – thiếu bình đẳng, tự thân nổ lực – tĩnh tại vươn mình đứng dậy, trãi lòng thắc ruột nhả tơ, miệt mài tỏa ấm hương đời.

Bãy mươi năm thử thách – chọn lọc – hành hoạt – tồn tại, đã đến lúc phải thành tâm nhận định – chính chắn nhìn lại, thừa nhận nguồn tinh hoa phật chất căn bản kỳ vĩ này, như một sinh thể thực tại bất khả phân trong dòng sinh mệnh dân tộc
“Người trồng cây hạnh người chơi
“Ta trồng cây đức để đời mai sau”

Xã hội điên đảo – não loạn – tha hóa – biến thái – bệnh hoạn làm nhứt nhối triền miên, bởi vì xã hội tối mắt tôn vinh – đua đòi – nô lệ cái bóng vật chất hư huyễn, không tôn trọng nhân nghĩa, xa rời đạo đức. Chỉ loay hoay ở phần xử lý cái Quả, mà lãng quên tô bồi cái Nhân tối trọng. Nhân là điều kiện tiên quyết làm nẩy mầm sự sống, tập trung huân tập cái Nhân để hướng tới cái Quả toàn thiện.

Dạy con từ thuở còn thơ, tuổi trẻ là sức sống, là chủ nhân của xã hội mai sau. Tập trung giáo dục tuổi trẻ, là đầu tư vào trương mục ngân hàng. Huynh trưởng GĐPTVN đã thao thức – trăn trở, nhận thức được cái giá trị trọng đại đích thực này, mà hy hiến cả tâm huyết – cả đời mình mà không bao giờ trả giá – tính toán, không nề hà nãn mõi, tập trung chăm chút giáo dục – xây dựng hoàn chỉnh nhân cách tuổi trẻ, giúp tuổi trẻ đầy đủ phẩm chất – đủ tư lương. Mai này, GĐPTVN vinh hạnh trao lại cho đời những hiền tài chân chính đích thực, góp phần tích cực phụng sự xã hội theo chân tinh thần phật giáo. Chân tinh thần phật giáo là chân giá trị đạo đức, là từ bi. Từ bi là tràn ngập yêu thương, cứu khổ – đem vui, (không phải chỉ là cái lòng thương thiển cận suông), là cái tâm vị tha trong sáng – thánh thiện – thuần lương – thanh sạch.

Mỗi nhân sinh vào đời, ai nấy đều mang vát trên đôi vai của mình hai cuộc sống nặng trĩu. Một phần là vật chất, để tô bồi – thỏa mãn tiện nghi, ganh đua với tha nhân. Một phần là đời sống tâm linh, tâm linh là đức sống – là vốn sống. Tâm linh là nguồn năng lượng duy trì sự tồn tại vĩnh cửu của nhân loại. Hai cuộc sống này, phải được cân bằng trên đôi vai, bằng không chỉ là một con người dị tật – khập khiểng giữa đời thường, làm rối rắm xã hội.

Muốn có sự tồn tại chân giá trị hạnh phúc đích thực, không ngoài cái đức hạnh tối ưu. Có đức hạnh, mỗi nhân thân thị hiện được phẩm hạnh trong sinh hoạt đời thường, nêu cao được phẩm giá, từ đó nhà tù không còn phải mở cửa, hàng hàng trung tâm văn hóa giáo dục đạo đức hướng thượng GĐPTVN truyền thống được mở ra, từ đó, kỳ vọng đời sống dân sinh mỗi ngày thêm được phong quang – thanh bình – thịnh lạc.

GĐPTVN luôn luôn tích cực hướng tới một nền giáo dục khai phóng – vị tha – nhân bản, tiêu biểu –toàn diện, cần mẫn gieo trồng – chăm bón hạt giống đạo đức năng động – toàn thiện, thẩm thấu được nguồn phật chất thù thắng này, nhân sinh như được tưới tẩm – thấm đẫm sạch trong, góp phần tích cực thanh sạch môi sinh – tỏa sáng toàn cầu..
Nguyên Hoàng