Ăn là cái nhu cầu căn bản để con
người sống và tồn tại, bàn về cái ăn, cách ăn, món ăn thì có tỉ tỉ người từ cổ
chí kim từ đông sang tây luận bàn về nó, ngay ở cái nước Việt Nam mà cụ Tản Đà
viết :
“Dân
hai mươi triệu ai người lớn.
Đất
bốn nghìn năm vẫn trẻ con”
( giờ nay đã 90 triệu rồi nhưng chắc vẫn vậy ).
- để chỉ cái thân phận chua chát
của con người khi cái nghèo kéo theo cái hèn suốt ngày đeo bám, thì việc có cái
ăn đã là nỗi lo của biết bao phận người - vậy mà cụ Nguyễn Tuân cũng chỉ ra
được “Món Ngon Hà Nội” trong cái thời buổi khốn khó, rồi Trần Kiêm Đoàn viết về
món ăn nghèo nàn dân dã của Huế “ Cơm Hến “ – một món mà chỉ có nước, ruốc,
rau, rau, rồi rau – mà cứ như viết về một món “sơn hào hải vị”, khiến người đọc
vừa đọc vừa nuốt nước miếng nhớ về món ăn xưa, khóe mắt cay cay nhớ về mảnh đất gánh liền với tuổi thơ, về những kỷ
niệm. Nhắc đến xứ Huế cũng nên nhắc đến người chị áo Lam - người huynh trưởng
của GĐPT - chị Hoàng Thị Kim Cúc với những cuốn sách “nấu món ăn Huế” , “Nấu 120 Món Ăn Chay”, …, ừhm nghĩ cũng lạ ăn chay thì
có rau xào rau luột rau nấu canh, củ này củ kia, rồi tàu hủ và tàu hủ chấm hết,
như ai đó từng hát “ nào tương chao tàu hũ dưa leo, ai chưa ăn chưa phải …”,
thế mà chị cũng chế biến ra được 120 món, rồi cũng nghĩ ăn chay lui tới chỉ mấy
thứ đó chắc là ngán lắm nhỉ, vậy mà hồi nhỏ đi sinh hoạt các anh chị khi nào
cũng khuyến khích các em ăn chay, rồi nêu ra ích lợi của ăn chay, nào là nuôi
dưỡng lòng từ bi, bình đẳng, ăn chay tiết kiệm, ăn chay tốt cho sức khỏe vân
vân và vân vân, ừ thì trẻ con mà nghe thì nghe vậy mà chả thấy chi cả, mỗi ngày
ăn chay cứ như là cực hình, ngày thường ăn 4 năm chén đến hôm ăn chay gắng lắm
cũng chỉ được 2 chén, sức khỏe đâu chưa thấy, tối nằm ngủ cái bụng nó đánh
trống liên hồi.
Lớn lên một tí
những ngày làm việc chùa, những kỳ trại khi bữa ăn chỉ có rau luột chấm nước
tương, thêm bát xì dầu to tướng sắn vài miếng ớt mà nồi cơm phải vét đáy rồn
rột, đến cháy cũng không tha.
Rồi những lúc khi đến dịp rằm
mùng một cũng tranh thủ ăn chay, dẫu là ăn chay đụng nhưng những câu chuyện góp
nhặt được từ những dịp đó thấy cũng hay hay, đáng để suy ngẫm.
Câu chuyện 1 : Sáng nay tại cơ quan có
vị khách hàng rất phiền phức, luôn miệng đòi hỏi này nọ, rồi lại còn to tiếng,
khiến mọi người phát bực, khi khách hàng đó đi khỏi, chị H buông lời “ May cho
ông đó là hôm nay tui ăn chay” làm mọi người cười òa vui vẻ, chợt sực nhớ ra
hôm đó ngày rằm mọi người rủ nhau ăn chay, mà cũng may thật, với những đòi hỏi
vô lý như thế mà ông ta không bị một người nổi tiếng là nóng nảy như chị H nhà
mình quạt cho 1 trận, thì ông cũng nên cám ơn ngày ăn chay kỳ diệu, ừh mà chắc
gì ông ta biết mọi người hôm đó ăn chay.
Câu chuyện 2 : Ở gần cơ quan tìm mỏi
mắt cũng không thấy quán bán đồ chay, ngày rằm mọi người chỉ bên góc đường có
quán vỉa hè bán đồ chay, ừh thì đi ăn, đến nơi nhìn quanh không thấy cái bàn
nào trống, đang loay hoay chợt nghe tiếng gọi từ cái bàn có 3 người lạ đang
ngồi “ lại đây ngồi đi còn cái ghế nè” mình đang lưỡng lự anh ta tiếp, “ ngồi
đi, ăn chay mà ngồi chật cho vui” ừ thì ngồi, quán đông nên gọi món ăn xong
phải ngồi chờ, mình vào sau nhưng món mình gọi lại có trước 3 người kia, thấy
áy náy mình nhắc với chủ quán, “đây còn 3 tô nữa chị ơi” thì có anh nói, “không
sao đâu, ăn chay nên có ngồi đợi tí cũng được, tại hôm nay quán đông”, mọi
người chợt mỉm cười, vừa ăn vừa trò chuyện, ăn thấy vui vui. Ừh nhỉ ăn chay làm
cho người ta cảm thấy thanh thản, nhẹ nhàn, không còn tất bật, tranh đua để rồi
cáu gắt, ăn chay làm cho mọi người đối xử với nhau có tình hơn, biết biết nhườn
nhịn thương yêu nhau, dù rằng xa lạ nhưng vào quán chay thì lại như quen, lúc
đó thầm nghĩ giá như hôm đó mọi người đều ăn chay thì hay biết mấy, rồi không
những hôm đó ăn chay mà tất cả mọi ngày mọi người đều ăn chay thì hay biết mấy,
thế giới sẽ hòa bình, sẽ không còn chiến tranh, khủng bố, mọi người sẽ ôm nhau
cho dù mới ngày hôm qua còn là kẻ thù của nhau, như hình ảnh những người lính 2
bên chiến tuyến trong ngày kết thúc cuộc nội chiến giữa hai miền nam bắc Hoa Kỳ
(ngày 9 tháng 4 năm 1865).
Câu chuyện 3 : Trong quán ăn chay, vị khách gọi
-
Chị ơi cho một tô bún Huế.
-
Bún bò Huế hả ?
-
Không tui ăn chay không ăn bún bò. Vị khách mỉm cười
trả lời.
Ừh nhỉ ăn chay thì cớ gì phải là bún bò, sao
không gọi là bún Huế hay bún nước, đã thế thì cứ gì phải đùi gà, tôm rang, mà
cứ thẳng thừng thừng gọi là mì căng chiên, mì căn xào gì đó đỡ phải vừa ăn vừa
tưởng tượng. Rồi thì có người bảo là tên gì chả được, việc gì phải nhọc công,
Ừh nhỉ việc gì phải nhọc công.
Câu chuyện 4 : Trong quán ăn chay, vị
khách gọi
-
Chị ơi cho một tô hủ tiếu.
-
……
-
Chị ơi cho một tô hủ tiếu.
-
…....
-
Chị ơi cho một tô hủ tiếu.
-
Biết rồi ồn ào, quán đông khách từ từ chứ gọi gì mà gọi
hoài. Chủ quán cao giọng
-
…..
Ừh , biết sao
không trả lời trả vốn gì khi người ta gọi, quán chay, quán đông khách là có
quyền đối xử với khách hàng như thế à ? bán hàng chay mà chủ quán cứ như bà la
sát thế thì đi ăn mặn sướng hơn.
Câu chuyện 5 : Nhắc đến cái ăn là cái
bao tử nó như có kiến cắn, Ừh tai sao không đi kiếm cái chi bỏ vô cho mấy con
kiến nó cắn cho vui.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét