A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tổ chức GĐPT được khai sinh cách đây hơn 60 năm. Trong quá trình tồn tại và phát triển Tổ chức - để thích hợp cho từng thời kỳ - Chư tôn đức cố vấn Giáo hạnh và các anh chị Huynh trưởng GĐPT đã có nhiều cuộc Hội nghị, hội thảo nhằm tìm ra các phương pháp giáo dục phù hợp. Trong những ngày sơ khai, Nội quy GĐPT đã phân chia lứa tuổi đoàn sinh ra thành 3 bậc (cấp) học theo sự phát triển Tâm – Sinh lý và từng cấp độ nhận thức của tư duy: Thanh - Thiếu và Đồng Niên. Việc phân định 3 bậc học nhằm giúp cho Tổ chức và Huynh trưởng - những người hướng dẫn tu học cho các em – có hình thức và phương pháp truyền đạt thích hợp.
Sau
1975 do tình hình đất nước, tổ chức GĐPT có 1 thời gian khá dài tạm
ngưng sinh hoạt, mặc dầu còn nhiều khó khăn, các anh chị HT cốt cán và
tâm huyết với màu Lam của từng địa phương đã tìm mọi cách để duy trì tổ
chức. Trong thời điểm này, do bối cảnh chung nên việc huấn luyện, đào
tạo hàng ngũ HT còn manh múm và đôi khi không được kỹ lưỡng. Hơn thế nữa
do điều kiện cá nhân của từng HT nên khả năng nhận thức, tiếp thu và
hướng dẫn các bài học trong chương trình của từng người còn nhiều điều
chưa chính xác. Năm 1992 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam chính thức đưa lại
vấn đề GĐPT lên chương trình nghị sự, Tổ chức bắt đầu giai đoạn phục
hoạt và sự tồn tại của GĐPT được chính thức thừa nhận sau Đại Hội GHPGVN
năm 1997. Kể từ đó các đơn vị GĐPT lần lượt hoặc được công khai, hoặc
tái thành lập hoặc hình thành mới, và chính từ sự việc trên đã đặt cho
Phân Ban Hướng Dẫn 1 khó khăn nhất định khi hàng ngủ HT vừa thiếu, lại
vừa không đồng nhất về khả năng, trình độ.
Từ đó việc huấn luyện HT đặt ra 1 yêu cầu cấp thiết nhất trong lãnh đạo. Tuy nhiên, do đặc thù chung của Tổ chức trong 1 thời gian khá dài như trên chúng ta đã mất đi khá nhiều HT vừa có tâm huyết, vừa vững về nội điển, tổ chức, sinh hoạt… nên hàng ngũ HT chúng ta hiện tại còn nhiều bất cập. Tuy vẫn được tham dự các lớp tu học thường kỳ, vẫn được tham gia các trại huấn luyện nhưng nhìn chung khả năng của anh em HT chúng ta vẫn chưa thể bắt kịp nhu cầu bức thiết hiện tại của Tổ chức và đất nước. Việc hướng dẫn cho Đoàn sinh GĐPT về Phật Pháp nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng dễ dẫn đến sự nhàm chán của các em. Xác định rõ: Tổ chức GĐPT không phải là trường học thứ 2 (tuy là tổ chức Giáo dục) là phương cách tốt nhất để mỗi HT cầm Đoàn hay hướng dẫn các bậc học định hướng về bài hướng dẫn của mình một cách khái quát hơn và đem lại nhiều kết quả hơn.
Phân Ban Hướng Dẫn BRVT tập hợp những ý kiến của những nhà giáo dục, chư tôn đức, các tài liệu trước đây của GĐPT.VN thành 1 tài liệu nhằm giúp cho HT chúng ta có thêm tư liệu để nghiên cứu trong quá trình hướng dẫn các em đoàn sinh tu học Phật Pháp. Trong quá trình thực hiện, có thể có những vấn đề mà người viết chưa thực hiện tốt, mong nhận được sự góp ý của quý anh chị HT để chúng ta sửa chửa - bổ sung hoàn thiện hơn.
B. NỘI DUNG
I. TÂM LÝ NGÀNH THIẾU VÀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC
1/ Các bước phát triển tư duy con người
Vào năm 1956, Benjamin Bloom đã viết cuốn Phân loại tư duy theo những mục tiêu giáo dục: Lĩnh vực nhận thức. Trong đó phần mô tả về tư duy gồm sáu mức độ của ông đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực cho tới ngày nay. Danh mục những quá trình nhận thức của ông được sắp xếp từ mức độ đơn giản nhất: gợi lại kiến thức; đến mức độ phức tạp nhất: đánh giá giá trị và tính hữu ích của một ý kiến. Lĩnh vực nhận thức (tư duy) liên quan đến các mục đích về kiến thức và các kĩ năng trí tuệ, bao gồm 6 mức độ sau đây:
Nhớ (biết): Được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
Thông hiểu: Được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.
Vận dụng: Được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.
Phân tích: Được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích môí quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
Tổng hợp: Được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
Đánh giá: Được định nghĩa là khả năng xác định giá trị của tài liệu (Tiểu luận, bài khảo sát năng lực, báo cáo nghiên cứu…). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.
Người ta đã cố gắng phân chia mỗi mức độ kể trên thành hai ba thang bậc chi tiết hơn và cho đến nay riêng trong lĩnh vực nhận thức ở trình độ cấp cao có đến 15 thang bậc.
Phân loại tư duy của Bloom theo mục tiêu giáo dục (Truyền thống)
Từ đó việc huấn luyện HT đặt ra 1 yêu cầu cấp thiết nhất trong lãnh đạo. Tuy nhiên, do đặc thù chung của Tổ chức trong 1 thời gian khá dài như trên chúng ta đã mất đi khá nhiều HT vừa có tâm huyết, vừa vững về nội điển, tổ chức, sinh hoạt… nên hàng ngũ HT chúng ta hiện tại còn nhiều bất cập. Tuy vẫn được tham dự các lớp tu học thường kỳ, vẫn được tham gia các trại huấn luyện nhưng nhìn chung khả năng của anh em HT chúng ta vẫn chưa thể bắt kịp nhu cầu bức thiết hiện tại của Tổ chức và đất nước. Việc hướng dẫn cho Đoàn sinh GĐPT về Phật Pháp nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng dễ dẫn đến sự nhàm chán của các em. Xác định rõ: Tổ chức GĐPT không phải là trường học thứ 2 (tuy là tổ chức Giáo dục) là phương cách tốt nhất để mỗi HT cầm Đoàn hay hướng dẫn các bậc học định hướng về bài hướng dẫn của mình một cách khái quát hơn và đem lại nhiều kết quả hơn.
Phân Ban Hướng Dẫn BRVT tập hợp những ý kiến của những nhà giáo dục, chư tôn đức, các tài liệu trước đây của GĐPT.VN thành 1 tài liệu nhằm giúp cho HT chúng ta có thêm tư liệu để nghiên cứu trong quá trình hướng dẫn các em đoàn sinh tu học Phật Pháp. Trong quá trình thực hiện, có thể có những vấn đề mà người viết chưa thực hiện tốt, mong nhận được sự góp ý của quý anh chị HT để chúng ta sửa chửa - bổ sung hoàn thiện hơn.
B. NỘI DUNG
I. TÂM LÝ NGÀNH THIẾU VÀ VẤN ĐỀ NHẬN THỨC
1/ Các bước phát triển tư duy con người
Vào năm 1956, Benjamin Bloom đã viết cuốn Phân loại tư duy theo những mục tiêu giáo dục: Lĩnh vực nhận thức. Trong đó phần mô tả về tư duy gồm sáu mức độ của ông đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực cho tới ngày nay. Danh mục những quá trình nhận thức của ông được sắp xếp từ mức độ đơn giản nhất: gợi lại kiến thức; đến mức độ phức tạp nhất: đánh giá giá trị và tính hữu ích của một ý kiến. Lĩnh vực nhận thức (tư duy) liên quan đến các mục đích về kiến thức và các kĩ năng trí tuệ, bao gồm 6 mức độ sau đây:
Nhớ (biết): Được định nghĩa là sự nhớ lại các dữ liệu đã học được trước đây. Điều đó có nghĩa là một người có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các lý thuyết phức tạp, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cần thiết. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.
Thông hiểu: Được định nghĩa là khả năng nắm được ý nghĩa của tài liệu. Điều đó có thể thể hiện bằng việc chuyển tài liệu từ dạng này sang dạng khác (từ các từ sang số liệu), bằng cách giải thích tài liệu (giải thích hoặc tóm tắt) và bằng cách ước lượng xu hướng tương lai (dự báo các hệ quả hoặc ảnh hưởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với nhớ, và là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.
Vận dụng: Được định nghĩa là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ hiểu trên đây.
Phân tích: Được định nghĩa là khả năng phân chia một tài liệu ra thành các phần của nó sao cho có thể hiểu được các cấu trúc tổ chức của nó. Điều đó có thể bao gồm việc chỉ ra đúng các bộ phận, phân tích môí quan hệ giữa các bộ phận, và nhận biết được các nguyên lý tổ chức được bao hàm. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức hiểu và áp dụng vì nó đòi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.
Tổng hợp: Được định nghĩa là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc tạo ra một cuộc giao tiếp đơn nhất (chủ đề hoặc bài phát biểu), một kế hoạch hành động (dự án nghiên cứu), hoặc một mạng lưới các quan hệ trừu tượng (sơ đồ để phân lớp thông tin). Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới.
Đánh giá: Được định nghĩa là khả năng xác định giá trị của tài liệu (Tiểu luận, bài khảo sát năng lực, báo cáo nghiên cứu…). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Đó có thể là các tiêu chí bên trong (cách tổ chức) hoặc các tiêu chí bên ngoài (phù hợp với mục đích), và người đánh giá phải tự xác định hoặc được cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.
Người ta đã cố gắng phân chia mỗi mức độ kể trên thành hai ba thang bậc chi tiết hơn và cho đến nay riêng trong lĩnh vực nhận thức ở trình độ cấp cao có đến 15 thang bậc.
Phân loại tư duy của Bloom theo mục tiêu giáo dục (Truyền thống)
Kĩ năng | Khái niệm | Mức độ thể hiện |
Biết | Nhớ lại thông tin | Xác định, miêu tả, gọi tên, phân loại, nhận biết, mô phỏng, làm theo |
Hiểu | Hiểu nghĩa, diễn giải khái niệm | Tóm tắt lại, biến đổi, biện hộ, giải thích, lĩnh hội, lấy ví dụ |
Vận dụng | Sử dụng thông tin hay khái niệm trong tình huống mới | Thiết lập, thực hiện, tạo dựng, mô phỏng, dự đoán, chuẩn bị |
Phân tích | Chia nhỏ thông tin và khái niệm thành những phần nhỏ hơn để hiểu đầy đủ hơn | So sánh/đối chiếu, phân chia, phân biệt, lựa chọn, phân tách |
Tổng hợp | Ghép các ý với nhau để tạo nên nội dung mới | Phân loại, khái quát hoá, cấu trúc lại |
Đánh giá | Đánh giá chất lượng | Đánh giá, phê bình, phán đoán, chứng minh, tranh luận, biện hộ. |
Ngoài cách đánh giá tư duy con người theo các mức độ 6 nhận thức trên còn có những cách đánh giá khác (xem phụ lục)
Ở chương trình tu học chung cho cả 2 ngành Oanh - Thiếu chúng ta chú trọng đến 3 bước phát triển năng lực tư duy đầu tiên của con người là : Biết - Hiểu và vận dụng (Thực sự, việc áp dụng 3 mức phát triển đầu tiên không có tính chất rõ ràng, cụ thể, một số bài học các em vẫn phát triển ở các mức độ tư duy cao hơn nhưng chỉ mới ở giai đoạn khởi đầu). Với ngành Thanh và HT các mức độ cao hơn sẽ được áp dụng vào việc tự học hoặc hoạch định 1 vấn đề nào đó. Nhất là với hàng ngủ HT đang có những bước đổi mới trong việc thực hiện các đề tài hay tiểu luận kết khoá.
Căn cứ vào tài liệu Phật Pháp được biên soạn cho các Ngành Thiếu và ngành Đồng trong Phân Ban cũng như sự hướng dẫn của các anh chị Trưởng trong các kỳ tham gia Trại huấn luyện người viết ghi nhận một tỷ lệ (gần đúng) như sau:
Với ngành Đồng: tỷ lệ Biết - Hiểu - Vận dụng là 40 - 40 - 20
Với ngành Thiếu: tỷ lệ Biết - Hiểu - Vận dụng là 30 - 40 - 30
2/ Tâm lý chia ngành (bậc)
Do đặc thù riêng, Tổ chức GĐPT phân chia thành 3 ngành theo lứa tuổi, hoặc 2 ngành theo giới tính. Trong phạm vi bài này xin phân tích vấn đề tâm lý cần được lưu ý để thích hợp với từng lứa tuổi khi giảng dạy.
Các nhận định chung về Tâm – Sinh lý lứa tuổi: (Theo tài liệu Nghiên huấn của các Trại Huấn luyện HT)
Do đặc thù riêng, Tổ chức GĐPT phân chia thành 3 ngành theo lứa tuổi, hoặc 2 ngành theo giới tính. Trong phạm vi bài này xin phân tích vấn đề tâm lý cần được lưu ý để thích hợp với từng lứa tuổi khi giảng dạy.
Các nhận định chung về Tâm – Sinh lý lứa tuổi: (Theo tài liệu Nghiên huấn của các Trại Huấn luyện HT)
Oanh vũ:
ngây thơ, yếu ơt, thiếu kiên nhẫn, chưa biết suy nghĩ, dễ tin, lệ thuộc
vào tình cảm, thích thực hành...Tránh lối giảng dạy có tính cách từ
chương, giáo khoa. Phải thực hành ngay.
Thiếu - Thanh:
Tuổi dậy thì, cơ thể đổi thay đưa đến khủng hoảng tâm lý, dễ đam mê
tình cảm, thắc mắc, lý luận, hiếu kỳ, nghiên cứu, tự cao, mơ mộng...Nên
hướng dẫn các em tuổi này dưới hình thức hội thảo, nghiên cứu tìm học.
II- PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN PHẬT PHÁP CHO NGÀNH THIẾU:
II- PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN PHẬT PHÁP CHO NGÀNH THIẾU:
Bốn phương pháp trong Gia đình Phật tử mang tính lý luận xuyên suốt cho các môn học trong GĐPT:
Phương pháp quán niệm Phương pháp lý giải
Phương pháp huân tập Phương pháp hoạt động
Phương pháp huân tập và quán niệm thường sử dụng trong việc thực tập chánh niệm và tu tập tự thân. Trong quá trình hướng dẫn các đề tài Phật Pháp người Huynh trưởng thường sử dụng 2 phương pháp lý giải và hoạt động tương tự như các phương pháp diễn giảng, thuyết trình, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận nhóm, tổ,...
1/ Những vấn đề then chốt khi hướng dẫn 1 bài Phật Pháp:
* Cần phải khế lý và khế cơ:
a) Khế lý là đúng với chơn lý, chánh pháp: những bài dạy không được sai Phật Pháp. Người dạy cần phải nghiên cứu nhiều, học hỏi nhiều. Chúng ta nên hiểu các em thông minh, nhận xét giỏi, hay hỏi nhiều câu thắc mắc, người dạy đạo Phật phải biết trả lời thông suốt để khỏi mất uy tín và làm thỏa mãn sự đòi hỏi nghiên cứu. Vì đạo Phật mênh mông như biển cả, căn cơ các em khó dò như bể sâu. Có học nhiều, nghiên cứu nhiều mới tạm xứng đáng dạy các em về Phật Pháp.
b) Khế cơ nghĩa là hợp tánh tình, căn cơ các em: Tánh tình các em Thiếu nam, Thiếu nữ trái hẳn nhau, cách dạy đạo Phật không thể nhất luật được. Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng trong 5 hạnh : Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí tuệ, Từ bi các em Thiếu nam phần đông thích hạnh Tinh tấn, còn các em Thiếu nữ chỉ thích hạnh Từ bi. Nhưng các Thiếu nam, Thiếu nữ thích hạnh Hỷ xả ngang nhau. Sự nhận xét trên cho chúng ta thấy rõ các em Thiếu nam nghiêng về hoạt động , thích phấn đấu lấn lướt hơn người; các em Thiếu nữ nghiêng về tịnh, nhiều tình cảm và lòng thương, nhưng cả Thiếu nam, Thiếu nữ đều thích vui vẻ Hỷ xả. Tuổi các em là tuổi của nụ cười, tuổi của muôn hoa. Lại riêng trong hàng Thiếu nam hay Thiếu nữ, tâm trạng của các em rất phức tạp, tánh tình lại có thể thay đổi tùy theo tuổi, tùy theo sức học, tùy theo hoàn cảnh, người dạy Phập pháp phải tùy theo căn tánh mà dạy, chỉ bày hợp với căn cơ với từng tánh tình. Ðừng ham dạy nhiều, cần dạy ít nhưng phải hợp với tâm lý của các em.
* Chọn khung cảnh và thời gian phù hợp:
a) Thì giờ.- Các em Thiếu niên bậc Trung Thiện trở xuống thì chỉ dạy nửa giờ, các em bậc Chánh Thiện có thể dạy 45 phút hay một giờ, nên học Phật Pháp vào giờ đầu tiên sau khoá lễ.
b) An tịnh.- Ðừng cho các em chơi những trò chơi mạnh trước giờ Phật Pháp và lựa những chỗ thanh tịnh mà dạy.
c) Khung cảnh.- Nên sắp các em ngồi vòng tròn để người dạy có thể nhìn khắp các em. Ðừng sắp như lớp học vì khêu gợi các em hình ảnh một nhà trường thứ hai. Rất có thể tổ chức những lớp học ngoài trời, dưới những cây cổ thụ có bóng mát.
d) Nên dạy Thiếu nam, Thiếu nữ riêng.- Nếu có đủ người dạy, nên dạy Thiếu nam, Thiếu nữ riêng. Tuy cũng một bài Phật Pháp, nhưng dạy bên nam bên nữ khác nhau. Ví dụ như trong một câu chuyện kể cho các em, nếu là Thiếu nữ thì phải lựa những chuyện thiên về Từ bi, thiên về tình cảm; nếu là Thiếu nam thời phải lựa những chuyện hùng lực, những cử chỉ siêu phàm. Lại các em Thiếu nữ thiên về lòng tin và sự tịnh nhiều, các em Thiếu nam thời thiên về lý trí và ưng hoạt động nhiều, nên dạy Phật Pháp phải khác nhau.
Cho nên muốn buổi học Phật Pháp thiết thực có lợi ích cần phải dạy riêng Thiếu niên, Thiếu nữ; Điều này có thể có nhiều khó khăn, nhất là ở các đơn vị đang thiếu HT. Nếu phải dạy chung, chúng ta cần khéo léo lồng ghép cả 2 yếu tố sao cho cả 2 ngành đều không cảm thấy nhàm chán.
* Những vấn đề phải tránh :
1.- Không nên bắt các em tin một cách mù quáng - Ðạo Phật rất tôn trọng lý trí. Bắt các em nhắm mắt tin suông, tìn mù quáng, tức là trái với chơn tình thần đạo Phật. Vẫn biết tuổi các em còn nhỏ chỉ biết tin mà thôi, nhưng lòng tin ấy phải được sự lý giải khai sáng.
2.- Không nên nhồi sọ các em - Nhồi sọ là chồng chất bài nầy trên bài khác, không để các em có thời giờ suy nghiệm, thâm nhập; các bài Phật Pháp vô tình đã trở thành những món ăn tinh thần khó tiêu và vô tình chúng ta đã đè nén bộ óc non nớt của các em. Ðạo Phật chỉ khác tôn giáo, các chủ nghĩa khác; là ở nơi sự kính trọng quyền nhận xét cá nhân, tự do tư tưởng phát triển lý trí.
3.- Không nên sử dụng quá nhiều danh ngôn, từ ngữ chuyên ngành phải chú trọng thật hành- Có thực hành các em thật mới hiểu Phật Pháp, các em có ăn chay mới hiểu ích lợi của ăn chay, có niệm Phật mới hiểu sự ích lợi của niệm Phật. Muốn đào tạo các em thành những Phật tử chân chánh phải bày cho các em thực hành ngay đời sống trong hằng ngày của các em các hạnh Tinh tấn, Hỷ xả, Thanh tịnh, Trí tuệ và Từ bi. Sự thực hành đi đôi với sự lý giải mới giúp các em sống đúng chơn tinh thần đạo Phật.
4.- Không nói suông, phải tự mình làm gương cho các em - Dạy các em ăn chay, người dạy phải ăn chay, dạy các em niệm Phật người dạy phải niệm Phật, dạy các em Tinh tấn, Hỷ xả v.v. . . người dạy phải Tinh tấn, Hỷ xả . . . Chính đời sống của người dạy Phật Pháp rất có ảnh hưởng đến đời sống của các em, vì các em thường noi gương người lớn. Những sở hành của người dạy có phù hợp với những lời dạy mới mong các em bắt chước thực hành theo. Và chỉ có vậy, sự giảng giải Phật Pháp mới đem đến cho các em những kết quả thiết thật lợi ích.
5.- Không đi ngược với những tánh tình trong đẹp của các em - Dạy cho các em quá nhiều nổi đau khổ của cuộc đời, trình bày một cách quá sống sượng có thể làm cho các em mất tin tưởng, phát sinh hoài nghi và chán nản; như vậy là đầu độc tinh thần của các em và phản ngược với tánh tình vui vẻ của tuổi trẻ. Dạy cho các em chớ nên tà dục, chớ nên uống rượu, nói cho các em rõ những tâm niệm độc ác của con người tức đã vô tình làm hoen ố tâm hồn trong sạch, hồn nhiên của các em và phạm một điều tối kỵ trong nghệ thuật giáo dục; vì rằng các em chưa đến tuổi nghĩ đến những sự tà dục, những sự uống rượu v.v. . . mà nay nhắc các em đừng nên tà dục, đừng nên uống rượu v.v. . . tức vô tình gợi cho các em nghĩ đến những điều ấy và vô tình làm những tà niệm xen lẫn trong tâm hồn trong trắng của tuổi trẻ
2/ Chuẩn bị một bài hướng dẫn Phật Pháp:
Tài liệu để giảng bài thì chung, hiện tại cả HT và đoàn sinh đều sử dụng chung 1 bộ tài liệu thống nhất. Tuy nhiên bài soạn chỉ là cái sườn, nói làm sao cho các em hiểu anh chị trưởng muốn truyền đạt cái gì, áp dụng như thế nào vào đời sống hằng ngày, v.v... mới là quan trọng. Ngoài ra, người HT đó phải có “ngôn ngữ” hợp thời đại, giản dị và dễ hiểu chừng nào thì quí chừng đó chứ không phải đem tài liệu “nguyên xi” ra trao cho các em! Nội dung Phật pháp là một; nhưng phương pháp giảng dạy, truyền đạt, mỗi người một kiểu, miễn sao nội dung truyền đạt phải giống nhau, không mâu thuẫn với nhau là được. Để 1 giờ học Phật pháp của đoàn sinh ngành Thiếu đạt được kết quả tốt, người HT hướng dẫn cần chú ý các vấn đề sau:
a) Xác định nội dung tâm lý đối tượng: nội dung đây là nội dung của tâm lý đối tựợng không phải nội dung bài giảng. Trong bài viết này chúng ta xác định rõ là Huynh trưởng GĐPT hướng dẫn Phật Pháp cho các em ngành Thiếu đòi hỏi những cách ứng xử khác nhau để thích hợp cũng như để thành công trong việc truyền đạt.
b) Phong cách tư duy và ngôn ngữ: giúp chúng ta chuyển tải nội dung giáo lý ấy hay vấn đề ấy; phong cách này biểu hiện qua khả năng phân tích và lý luận, biện giải vấn đề một cách thông suốt nhạy bén, sắc sảo. Phong cách này ở đây được gọi chung là Tứ vô ngại giải mà trình độ thành tựu khác nhau tùy theo quá trình tu tập, rèn luyện.
· Pháp vô ngại giải:
đây là khả năng nắm bắt, phán đoán, lảnh hội một cách nhạy bén, vận
dụng một cách thông suốt, tự tại các từ ngữ chuyên môn,… của một sự kiện
hay một chủ đề giáo lý
· Nghĩa vô ngại giải:
khả năng thông suốt, nhạy bén đối với nội hàm của các từ ngữ; tất nhiên
từ ngữ phải tương xứng với trình độ, tập quán ngôn ngữ, và nhận thức
của người nghe
· Từ vô ngại giải:
thông thạo ngôn ngữ địa phương của thính chúng; nói năng lưu loát
truyền cảm và đừng quên sự truyền cảm của tiếng mẹ đẻ là điều đã được
chứng minh rất nhiều qua các sáng tác văn học.
· Biện vô ngại giải:
còn gọi là lạc thuyết hay nhạo thuyết vô ngại giải; đây là khả năng
“biện tài vô ngại,” diễn đạt, biện luận khúc chiếc rành mạch. Khả năng
này do trí tuệ của diễn giả, trình độ tập trung tư tưởng và y cứ trên
định tuệ, diễn giả trả lời, đối đáp trôi chảy với những câu hỏi vấn nạn,
làm nguời nghe hứng thú vì hiểu rõ những vấn đề.
c) Lựa chọn phương pháp hướng dẫn theo từng bài:Như trên đã trình bày, trong quá trình hướng dẫn các đề tài Phật Pháp người Huynh trưởng thường sử dụng 2 phương pháp lý giải và hoạt động tương tự như các phương pháp diễn giảng, thuyết trình, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, trực quan, thảo luận đội, chúng v.v.. Việc chọn lựa phương pháp nào trong từng bài học không có 1 khuôn mẫu nhất định mà tuỳ thuộc vào khả năng của từng HT, từng không gian hoạt động…
* Phương pháp giáo dục là cách thức tác động của nhà giáo dục đến người được giáo dục thông qua việc tổ chức một cách hợp lý về mặt sư phạm những hoạt động và giao lưu của người nghe nhằm hình thành ý thức, bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện kỹ xảo và thói quen hành vi nhân cách của họ.
Phương pháp giáo dục có quan hệ với phương tiện giáo dục và hình thức tổ chức giáo dục. Phương tiện giáo dục bao gồm các loại hình hoạt động khác nhau của đoàn sinh cũng như các vật thể và sản phẩm văn hoá vật chất và tinh thần được sử dụng trong quá trình giáo dục.
Có ba nhóm phương pháp giáo dục chính: các phương pháp tổ chức hoạt động xã hội và hình thành kinh nghiệm ứng xử; Nhóm các phương pháp hình thành ý thức (khái niệm, phán đoán, niềm tin) cá nhân; Nhóm các phương pháp kích thích hoạt động và điều chỉnh ứng xử. Với một bài học Phật Pháp chúng ta chú ý nhiều đến nhóm thứ 2. Trong việc sử dụng Phương pháp hướng dẫn ở nhóm thứ 2 có những phương cách giáo dục sau:
c.1 Phương pháp đàm thoại:Phương pháp này thể hiện ở chỗ HT và đoàn sinh trò chuyện với nhau, trao đổi ý kiến với nhau về một câu chuyện, vấn đề nào đó nhằm giáo dục đoàn sinh. Nhiệm vụ cơ bản của đàm thoại là lôi cuốn đoàn sinh vào phân tích và đánh giá các sự kiện, hành vi, hiện tượng trong bài học. Trên cơ sở đó hình thành cho họ thái độ đúng đắn với hiện thực xung quanh, đối với trách nhiệm đoàn sinh, trách nhiệm đạo đức của các em. Chủ đề các vấn đề đàm thoại càng gần với những kinh nghiệm bản thân đoàn sinh thì càng có sức thuyết phục.
Về việc tổ chức các buổi đàm thoại cần phải chuẩn bị chu đáo các câu chuyện để đàm thoại. Đề tài đàm thoại được thông báo trước để đoàn sinh chuẩn bị trước. Cần làm cho họ thấy được tầm quan trọng của đề tài đối với cuộc sống của các em, chứ không phải điều Huynh trưởng nghĩ ra để bắt các em trao đổi ý kiến. Mở đầu đàm thoại, Huynh trưởng cung cấp cho các em tài liệu và đặt ra những câu hỏi để các em thảo luận. Sau đó, khuyến khích, thúc đẩy các em mạnh dạn và tự do trình bày những ý nghĩ, những luận cứ, kết luận của mình. Huynh trưởng cần ít nói song cần chia sẻ những băn khoăn, kinh ngạc, vui mừng, tức giận với đoàn sinh khi các em phát biểu. Cuối giờ, Huynh trưởng tổng kết, nêu rõ những quan điểm, giải pháp, kết luận đúng đắn và gợi hướng hành động của tập thể và cá nhân để cùng có kết quả cuộc đàm thoại.
Về hình thức đàm thoại: Có hai cách thức: Đàm thoại giữa Huynh trưởng với tập thể đoàn sinh và đàm thoại giữa Huynh trưởng với một hoặc vài đoàn sinh. Trong khi đàm thoại, Huynh trưởng cần giữ đúng thái độ tôn trọng chân thành, thương yêu trong quan hệ anh em. Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý tới đặc điểm lứa tuổi và cá nhân của đoàn sinh.
c.2 Phương pháp diễn giảng: Diễn giảng là trình bày một cách có hệ thống, mạch lạc, tương đối hoàn chỉnh bản chất của một vấn đề chính trị- xã hội, đạo đức, thẩm mỹ. Trung tâm lôgic của diễn giảng là sự khái quát lý luận về một lĩnh vực ý thức, khoa học. Các sự kiện cụ thể chỉ đóng vai trò minh hoạ hoặc là yếu tố xuất phát để tiến hành diễn giảng. Để nâng cao hiệu quả tác động về mặt nhận thức, xúc cảm của phương pháp diễn giảng cần đảm bảo tính thuyết phục của các luận chứng, tính hệ thống chặt chẽ của cấu trúc nội dung, tính chân thực của tình cảm, thái độ của người diễn giảng, tính sống động của ngôn từ được dùng khi diễn giảng. Qua diễn giảng cần giúp họ đi sâu vào việc nhận thức bản chất của các vấn đề được đề cập tới.
c.3 Phương pháp tranh luận: Đó là phương pháp hình thành cho đoàn sinh những phán đoán, đánh giá và niềm tin dựa trên sự va chạm các ý kiến, các quan điểm khác nhau. Nhờ đó nâng cao được tính khái quát, tính vững vàng và tính mềm dẻo của các tri thức thu nhận được. Tranh luận không yêu cầu phải đi đến giải pháp cuối cùng, những kết luận dứt khoát. Tranh luận giúp cho đoàn sinh những cơ hội phân tích các khái niệm về các lý do bảo vệ các quan điểm, niềm tin và thuyết phục những người khác tin vào những quan điểm đó.
Trong khi tranh luận đoàn sinh không chỉ phát biểu những ý kiến của mình mà còn phát hiện những điểm mạnh, điểm yếu trong những phán đoán của người khác. Tìm và chọn các luận chứng để bác bỏ những sai lầm và khẳng định những chân lý. Tranh luận đòi hỏi những người tham gia phải dũng cảm từ bỏ những quan điểm không đúng và chấp nhận những quan điểm đúng đắn. Những vấn đề đưa ra tranh luận phải có ý nghĩa thiết yếu đối với cuộc sống của đoàn sinh, phải thực sự làm cho các em băn khoăn suy nghĩ, xúc động và do đó thúc đẩy các em tham gia trao đổi ý kiến.
Huynh trưởng cũng như đoàn sinh phải chuẩn bị chu đáo cho cuộc tranh luận. Các vấn đề tranh luận cần phân công cho đoàn sinh chuẩn bị trước. Trong khi tranh luận cần phải đảm bảo tự do tư tưởng. Huynh trưởng không nên can thiệp thô bạo, vội vã phê phán những quan điểm sai của đoàn sinh, bắt các em chấp nhận những quan điểm của mình. Trái lại, cần phải tế nhị, chân thành, trầm tĩnh, biết hài hước nhưng không xúc phạm đến nhân phẩm của các em.
c.4 Phương pháp nêu gương: Đó là phương pháp nêu lên những gương điển hình, những mẫu mực cụ thể, sống động để đoàn sinh bắt chước, làm theo những tấm gương đó.
Điều đó phù hợp với tâm lý của trẻ là hay bắt chước. Song bắt chước không phải là sao chép một cách mù quáng, máy móc. Thông qua bắt chước các em vẫn có những hành động mới mẻ, đúng đắn, phù hợp với phương hướng chung của lý tưởng, vừa có hoạt động độc đáo, gần gũi với những tư tưởng chủ đạo của tấm gương mà các em bắt chước.
+ Hoạt động bắt chước của trẻ thường:
- Từ bắt chước các mẫu mực gần gũi đến bắt chước các mẫu mực xa.
- Từ chỗ bắt chước một cách vô ý thức đến chỗ bắt chước một cách chủ động.
- Từ chỗ sao chép toàn bộ hình tượng hành vi ứng xử đến chỗ chỉ mượn một số nét riêng rẽ.
- Từ chỗ bắt chước trong trò chơi đến chỗ bắt chước trong cuộc sống.
- Từ chỗ bắt chước vẻ bề ngoài (dáng điệu, cử chỉ) đến bắt chước những phẩm chất bên trong của nhân cách.
Tính chất bắt chước tuỳ theo lứa tuổi, sự mở rộng kinh nghiệm và trình độ phát triển về trí tuệ và đạo đức của họ.
Có thể phân biệt ba giai đoạn của cơ chế bắt chước: Ở giai đoạn đầu hành động cụ thể của người khác làm nảy sinh ở đoàn sinh hình ảnh chủ quan về hành động đó và lòng ham muốn hành động như thế. Ở giai đoạn thứ hai, mối liên hệ tấm gương cần bắt chước với những hành động kế tiếp mới được thiết lập. Ở giai đoạn ba, các hành động bắt chước và các hành động độc lập mới tổng hợp lại được nhờ ảnh hưởng tích cực của các tình huống nảy sinh trong cuộc sống và các tình huống giáo dục tạo ra.
Những tấm gương mà đoàn sinh thường bắt chước là những tấm gương thường ở xung quanh họ, ở nhà, ở trường, ở chùa. Đó là những tấm gương của những người thân trong gia đình, bạn bè, đặc biệt là của các anh chị Huynh trưởng, các vị Tăng - Ni, những nhân vật tích cực trong lịch sử, trong văn học, những anh hùng chiến đấu, trong sản xuất, những danh nhân văn hoá và khoa học. (Hiện tại đoàn sinh ngành Thiếu đang rơi vào một thái cực khó nhận định : bắt chước các ngôi sao ca nhạc, phim ảnh. Tuy nhiên, vấn đề này chúng ta khoan vội phê phán các em, bởi lẽ chỉ sau 1 thời gian ngắn việc này sẽ bị đào thải bởi bản thân sự việc không có tính vững bền)
3/Các lý thuyết hổ trợ cho việc hướng dẫn Phật Pháp:
* Mỗi vấn đề có bản chất lý luận riêng, Xác định được vấn đề thuộc loại nào, chúng ta có thể giúp người nghe có cơ sở lý luận để lãnh hội dễ dàng hơn; có 4 chiều hướng để đặt vấn đề (và phân tích vấn đề):
a. Nhất hướng: ví dụ đề tài “Mọi người đều phải chết” vấn đề hiển nhiên, không cần bàn cãi.
b. Phân biệt: Ví dụ đề tài “Sau khi chết, cái gì đi tái sinh?”: tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, câu trả lời khác nhau và cơ sở lý luận là dựa vào giáo lý của tôn giáo ấy.
c. Cật vấn: ví dụ đề tài “Địa vị con nguời trong Đạo Phật là cao hay thấp?” không thể trả lời dứt khoát vì phải biết đặt con người trong những tương quan khác nhau (Trời, A Tu La, Súc sanh v..v..)
d. Xả Trí: ví dụ đề tài “Thế giới này hữu hạn hay vô hạn” Câu hỏi này vượt quá trí tuệ loài người, cũng có thể là một vấn đề siêu hình hay khoa học… nhưng thấy trước không thể vượt qua được vì không có cơ sở chung (trình độ về khoa học, về tôn giáo, sự khác biệt tín nguỡng, văn hoá…) cho nên nếu tranh luận hay lý luận đều không có lối thoát; những vấn đề này phải gác qua một bên.
Bốn trường hợp trên được coi là bản chất của đề tài/vấn đề được thảo luận. Bản chất ấy có khi khách quan, có khi chủ quan, có nghĩa là một số vấn đề được coi là nhất hướng, cật vấn hay xả trí… còn tùy thuộc nhận thức chủ quan của người nghe cũng như tùy thuộc vào cơ sở tư tưởng và ngôn ngữ đồng hay bất đồng giữa diễn giả và thính chúng. Vì vậy đôi khi để tránh cho buổi hướng dẫn khỏi bị dẫn đến tranh luận không lối thoát, Huynh trưởng cần xác định đề tài sẽ được trình bày thuộc trường hợp nào trong 4 trường hợp trên.
* Quan sát đối tượng: có 4 phương diện để nhận định đối tượng nghe có dễ dàng chấp nhận, lảnh hội những điều Huynh trưởng sẽ nói hay không.
1. Xứ/phi xứ: phán đoán các trường hợp: nên làm hay không nên làm; sự việc có thể xảy ra hay không thể xảy ra; vấn đề có kết luận hợp lý hay không hợp lý. Trình độ phán đoán của đối tượng tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi tác, sự phát triễn của trí tuệ, học lực, thành phần xã hội, tín nguỡng, tôn giáo, truyền thống và những điều kiện môi trường sinh hoạt nữa…
2. Thuyết Dụ: trong khi thuyết giảng, diễn giả hay dùng những giả thuyết, những thí dụ đề minh hoạ. Thuyết dụ là trình độ liên tưởng, khả năng lảnh hội những thí dụ, những giả thuyết v..v.. được sử dụng. Một ví dụ thông thường như nói “Phật như là sư tử giữa loài người hay tiếng của Phật là tiếng sư tử hống…” thính chúng có trình độ hiểu ngay phạm vi của thí dụ, mà không nhầm lẫn hiểu rằng Phật là một con sư tử.
3. Sở tri: trình độ phán đoán của người nghe đối với vấn đề được trình bày; trình độ cần thiết để người nghe có thể phân biệt được trong những điều mình nghe, cái gì thuộc thế gian, cái gì thuộc xuất thế gian, cái gì thuộc kinh nghiệm người đời, cái gì thuộc sở tri, sở chứng của bậc Thánh…
4. Đạo tích: khả năng phán đoán xem vấn đề được trình bày có liên hệ hay không liên hệ với sự tu tập. Mỗi vấn đề đều có khía cạnh áp dụng thực tiễn của nó. Những gì chỉ là lý thuyết suông phải được xem là không có nội dung của chân lý. Một thính giả nếu sau khi nghe xong một vấn đề mà không biết vấn đề ấy có thể áp dụng thực tế hay không thì rõ ràng người ấy chưa lảnh hội được vấn đề. Khả năng này tùy thuộc kinh nghiệm tu tập của người nghe cho nên người nghe chỉ có thể nắm bắt nhạy bén và thông suốt đề tài nào mình từng hành trí / rèn luyện, chứ không phải tùy thuộc đề tài mình đã nghe nhiều lần.
C. KẾT LUẬN
Tài liệu này, nhằm cung cấp 1 cách khái quát và chung nhất về các Phương pháp hướng dẫn Phật Pháp cho ngành Thiếu. Chủ đề không đi sâu vào nội dung phân tích các bài học được đưa ra. Bản thân người viết cũng chỉ có ước vọng cung cấp thêm cho quý anh chị HT trong tỉnh nắm rõ hơn về các Phương Pháp giáo dục hiện tại và việc áp dụng tại đơn vị. Phương pháp thì chung, đặc điểm đơn vị và cá nhân đoàn sinh thì riêng lẻ, do vậy sẽ không có 1 phương pháp nào ưu việt nhất trong từng bài học. Vấn đề này tuỳ thuộc và khả năng của từng Huynh trưởng phụ trách tuỳ từng thời điểm và không gian. Hy vọng nó sẽ có ích cho quý anh chị Huynh trưởng chúng ta. Người viết mong nhận được sự góp ý của quý anh chị Huynh trưởng để hoàn thiện tài liệu này.
Tác giả: Hoa Sơn Đỉnh
PHỤ LỤC
Các cách phân chia nhận thức khác:
Cảm xúc
Lĩnh vực cảm xúc liên quan đến các mục đích thuộc về hứng thú, các thái độ và giá trị, bao gồm 5 mức độ sau đây:
1. Tiếp thu (receiving):Nhạy cảm với một sự động viên khuyến khích nào đó và có một sự tự nguyện tiếp thu hoặc chú tâm vào đó.
2. Đáp ứng (responding):Lôi cuốn vào một chủ đề hoặc hoạt động hoặc sự kiện để mở rộng việc tìm tòi nó, làm việc với nó và tham gia vào đó.
3. Hình thành giá trị (valuing):Cam kết tiến tới một sự vững tin vào các mục tiêu, tư tưởng và niềm tin nào đó.
4. Tổ chức (organisation):Tổ chức các giá trị thành một hệ thống, có sự nhận thức hoặc sự xác đáng và các mối quan hệ của các giá trị phù hợp, và xây dựng nên các giá trị cá nhân nổi bật.
5. Đặc trưng hoá bởi một tập hợp giá trị (characterization by a value complex): Tích hợp các niềm tin, tư tưởng và thái độ thành một triết lí tổng thể hoặc tầm nhìn rộng như thế giới quan.
Người ta đã cố gắng phân chia mỗi mức độ kể trên thành hai ba thang bậc chi tiết hơn, và cho đến nay riêng trong lĩnh vực cảm xúc có đến 13 thang bậc.
Tâm vận
Lĩnh vực tâm vận liên quan đến các kĩ năng thao tác chân tay dùng đến cơ bắp hoặc những sự đáp ứng vận động hoặc đòi hỏi có sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh, bao gồm 5 mức độ sau đây:
1. Bắt chước (imitation):Làm theo một hành động đã được quan sát nhưng thiếu sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh.
2. Thao tác (manipulation):Làm theo một hành động đã được quan sát thường theo sự chỉ dẫn, thể hiện một số sự phối hợp giữa cơ bắp và hệ thần kinh.
3. Làm chuẩn xác (precison): Thực hiện một hành động thể lực với sự chuẩn xác, cân đối và chính xác.
4. Liên kết (articulation):Thực hiện thành thạo một hành động thể lực có sự phối hợp của một loạt các hành động khác.
5. Tự nhiên hoá (naturalization):Biến một hành động thể lực thành công việc thường làm để mở rộng nó ra và làm cho nó trở thành một sự đáp ứng tự động, không gò bó và cuối cùng thành một sự đáp ứng thuộc về tiềm thức hay bản năng.
Hiện nay chưa tìm thấy một tài liệu phân chia tỉ mỉ các mức độ tâm vận thành các thang bậc tỉ mỉ hơn như ở hai lĩnh vực nhận thức và cảm xúc, có lẽ đó là vấn đề đang được nghiên cứu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét