( sưu tầm banmaihong.wordpress.com)
xem thêm :
Chữa chảy mũi, nghẹt mũi, ho... không cần dùng thuốc
Bài 1- Chữa đau bụng :
Có nhiều trường hợp bị đau bụng, do thức ăn, đường ruột, đau bụng kinh hoặc do đau đại tràng v.v… bạn có thể thử cách làm giảm cơn đau bụng đơn giản như sau đây:*- Dùng lưng của đầu móng bàn tay phải đẩy vào lòng bàn tay trái theo chiều của mũi tên (Hình 1) sức đẩy không mạnh lắm, không đủ làm đau nhưng đủ ma sát mạnh vào các huyệt nằm trong lòng bàn tay hoặc bạn cũng có thể cào khắp lòng bàn tay (Hình 2) cách này không êm ái như cách dùng lưng của móng tay đẩy ngược lên tuy nhiên cách nào cũng có mục đích ma sát vào lòng bàn tay làm điều hòa đường ruột. Làm khoảng 5 phút rồi bạn chuyển đổi tay ngược lại, tay trái đẩy hoặc cào vào lòng tay phải.
Nếu bạn bị đau bụng thuộc về những triệu chứng ghi ở trên, chỉ bằng cách chữa này cơn đau sẽ giảm dần, có khi hết hẳn. Nếu đau bụng vì mắc đi ngoài khi bạn đang đi trên xe mà chưa có điều kiện đi liền thì cách này sẽ giúp bạn trụ lại thêm vài phút (Dù vậy bạn đừng tập thói quen nín thường xuyên sẽ không tốt cho đường ruột)Riêng những người đau bụng kinh… ngoài cách làm này còn phải dùng ngón trỏ của tay chà sát bờ môi trên ít phút mới thật sự hết hẳn đau.
Bài 2- Chữa khan tiếng:
Hôm nào bị ho nhiều hoặc ăn trái cây nhiều
sinh ra nóng, nhiệt cao làm tắt tiếng, mất giọng, để giúp khắc phục
nhanh tình trạng này… bạn có thể dùng cách chữa như sau : Nhờ người thân
dùng 2 lòng bàn tay chà sát vào nhau khoảng 30 giây cho nóng (xem hình 3) rồi áp lòng bàn tay đó vào sau cổ gáy của bạn chổ có hình 2 mũi tên (xem hình 4) chà mạnh nơi này cho nóng lên (Do cổ hẹp nên chà đổi tay, tay trái rồi tay phải) Thời gian chà mỗi lần khoảng 5 -10 phút, chà xong có thoa thêm dầu nóng ở chổ 2 mũi tên này, làm khoảng 3-5 lần là tiếng nói có thể khôi phục lại nhớ là chà sát cho nóng mới hiệu nghiệm nghen.
Bài 3- Chữa Vẹo cổ:
Biểu hiện của bệnh là ngủ dậy thấy cổ bị căng cứng, rất đau khi xoay chuyển đầu qua trái hoặc phải.
Không những vậy đôi khi đau lan cả vai, làm các cơ ở vai cũng căng
cứng, nếu ấn vào thấy đau buốt. Nguyên nhân do tư thế nằm gối đầu không
đúng, làm khí huyết không điều hòa, cơ cổ có thể bị kéo giản lâu nên
sinh ra đau. Sau đây là mẹo cách điều trị nhanh nhưng rất hiệu quả:
Dùng cườm tay mặt chà sát mạnh cho nóng vào lưng của cổ tay trái trong phạm vi màu hồng vùng có mũi tên (xem hình 5 và 6)
Chà khoảng 5-10 phút, sau đó thoa thêm dầu nóng ở chổ vùng màu hồng
này. Nếu đau mà không phân biệt được đau cổ bên nào nhiều thì chữa cả 2 tay,
dùng tay phải chà vào lưng của cổ tay trái và sau đó đổi lại là dùng
tay trái chà vào lưng của cổ tay phải. Bạn cũng có thể nhờ người khác
chà dùm vào chổ cổ tay nầy cũng được, miễn làm sao cho cổ tay nóng lên là được. Kiên trì sử dụng cách làm nầy vài lần cơn đau sẽ biến mất và cổ trở lại bình thường.
Bài 4- chữa bả vai đau nhức, không giơ tay lên cao được:
Trong giấc ngủ không thể nói trước được điều gì đang xảy ra, đôi khi sáng thức dậy bạn cảm thấy một bên hay 2 bên vai đau ê ẩm và nhức nhối. Cách chữa đau này không giống như cách chữa bị vẹo cổ như bài viết phía trên vì có thể đau cơ do bạn vận động nhiều sinh ra, bạn vẫn có thể xoay đầu sang trái hay sang phải bình thường. Sau đây là cách chữa đơn giản có thể giúp bạn giảm hoặc cắt cơn đau nhanh trong ít phút:
Dùng cây lăn dò đồng hoặc cây lăn dò sừng của Bùi Quốc Châu (xem hình 7) có bán ở cửa hàng dụng cụ y khoa, lăn ngang từ điểm giữa của 2 đầu mày là huyệt ấn đường chấm màu đỏ lăn kéo dài ra đến cuối chân mày theo hình mũi tên (xem hình 7a) chú ý: bạn lăn bên mày cùng bên với bả vai đau (thí dụ đau bả vai trái thì lăn mày trái) lăn khoảng 5 -10 phút. Nếu đau hai bên vai thì lăn cả hai mày trái và phải. Nếu không có cây lăn dò sừng để lăn bạn có thể dùng lưng của móng tay để một góc 30 độ so với chân mày (xem hình 7b) cà móng ma sát mạnh từ giữa hai đầu mày (huyệt ấn đường đỏ) kéo dài đến cuối mày, cách làm này sẽ làm bạn hơi ê vì các huyệt đang bị phế, tuy nhiên nếu bạn cố lăn ít phút các huyệt sẽ được giải, cơn đau giảm dần và bả vai cũng giãm đau theo. (người không bị đau nhức khi lăn dọc theo mày sẽ không hề thấy ê ê như người có bệnh) Nên kiên trì lăn nhiều lần cơn đau sẽ giãm dần và dứt hẳn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét