Thứ Năm, 10 tháng 1, 2013

Hướng dẫn kỹ năng truyền tin Morse

Hướng dẫn kỹ năng truyền tin Morse

 Người phát minh ra dạng truyền tin Morse 

  
Samuel Finley Brese Morse. (1791 - 1872)

Ông sinh ngày 27/4/1791, là một họa sĩ người Mỹ, đã từng sang Anh và Pháp để học hội họa.
1837: Ông được cấp bằng phát minh điện báo Morse.
1844: Bản tin Morse đầu tiên trên thế giới được phát đi từ Washington đến Baltimore (khoảng 60 km) với nội dung “Vinh danh những kỳ công của Thiên chúa”.
1872: Ông qua đời, thọ 81 tuổi
Hướng dẫn truyền tin bằng Morse: - Cách phát tín hiệu bằng còi:
Còi Morse thường được chế tạo bằng kim loại (thau) hoặc bằng nhựa, chúng ta phải dùng môi ngặm kín miệng còi. Đầu lưỡi đè kín lỗ thổi.
Cách thổi Morse tốt nhất
Cấu tạo cơ bản của một chiếc còi thổi Morse
Cấu tạo cơ bản của một chiếc còi thổi Morse

Khi thổi âm thanh ngắn (TIC), chúng ta nhả lưỡi ra và đậy lại ngay. Động tác này xảy ra thật nhanh, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TIC thật đanh gọn.
Khi thổi âm thanh dài (TE), chúng ta nhả lưỡi ra một lúc và đậy lại sau khoảng ½ giây. Động tác này xảy ra thật thong thả, làm cho người nghe thấy rõ một tiếng TE dài hơn tiếng TIC.

Các bước thực hiện phát một bản tin bằng tín hiệu Mosre:
  • Tín hiệu bắt đầu bản tin: Có một số tài liệu sử dụng nhiều chữ A để khởi đầu bản tin. Nhưng chính xác nhất là ta thổi 2 chữ NW khoảng mấy lần, như thế người dịch chỉ cần lấy giấy bút ra để chuẩn bị nhận tin.
  • Nội dung bản tin: Tùy theo trình độ người dịch mà thổi nhanh hoặc chậm. Với bậc 1 thì tốc độ khoảng 15 ký tự/1 phút. Thổi rành mạch từng ký tự, hết một chữ thì nghỉ một chút, hết một câu thì nghỉ lâu hơn một chút. Thường thì nên thổi 2 lần. Có đôi lúc cũng phải thổi lại đến lần thứ 3.
  • Hiệu chấm dứt bản tin: Thổi chữ AR mấy lần.
Ví dụ: với bản tin có nội dung TIẾN VÀO THẾ KỶ 21, ta sẽ thổi như sau:
* TE…
* TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W)/ TE TIC (N), TIC TE TE (W),…
* TE (T), TIC TIC (I), TIC (E), TIC (E), TE TIC (N), TIC TIC TIC (S) / TIC TIC TIC TE (V), TIC TE (A), TE TE TE (O), TIC TIC TE TIC (F) / TE (T), TIC TIC TIC TIC (H), TIC (E), TIC (E), TIC TIC TIC (S) / TE TIC TE (K), TE TIC TE TE (Y), TIC TE TIC (R), TIC TIC TE TE TE (2), TIC TE TE TE TE (1).
* TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R) / TIC TE (A), TIC TE TIC (R), …
- Bên nhận tin:
  • Sơ đẳng thì nhận bằng kiểu chấm gạch (ban đầu, các điện tín viên của ông Morse cũng nhận tin bằng kiểu chấm gạch). Nhưng kiểu này sẽ làm tốc độ giải mã sẽ chậm lại nhiều, vì ta còn phải có thêm một thao tác tiếp theo là lấy bảng mẫu tự Morse ra dò từng chữ một. Cuối cùng mới có một bản tin hoàn chỉnh.
  • Trước đây khá lâu, có một người điện tín viên nghĩ ra một cách dịch tháp Morse, cách sử dụng tháp Morse như sau:

CÁCH SỬ DỤNG THÁP MORSE
  • Nếu chữ khởi đầu bằng TE (-), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN TRÁI. Theo đó:
  • Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
  • Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.
Bảng thap Morse
Ví dụ:
TE – TE – TIC – TE sẽ là NỬA THÁP TRÁI – NGANG - LÊN – NGANG: sẽ là chữ Q.
  • Nếu chữ khởi đầu bằng TIC (.), ta sử dụng phần NỬA THÁP BÊN PHẢI.
  •  Theo đó:
  • Nếu âm tiếp theo là TE (-), ta sẽ đi theo hướng ngang.
  • Nếu âm tiếp theo là TIC (.), ta sẽ đi theo hướng lên.
Ví dụ: TIC – TIC – TE – TIC sẽ là NỬA THÁP PHẢI – NGANG – LÊN – NGANG: sẽ là chữ F.

Cách thứ 3 là cách được xem là hiệu qủa nhất vì đúng theo tiến trình Sư phạm: Học theo 6 bảng đối nhau. Cách này học lần lượt từ bảng 1 đến bảng 6 từ dễ đến khó.
VÈ MORSE
Còi kêu một tạch một tè
Ở xa nghe tưởng hò hè nhau chơi
Tra ra chữ morse rành rồi
E.I.S.H tạch thôi một hồi
T.M.O.CH tè mà thôi
B.V ba tạch ngược xuôi cái tè
Chữ P để tạch hai đầu
Hai tè vào giữa X thì ngược đi
Chữ Q nghe cũng dị kỳ
Hai tè còn nối tạch tè đằng đuôi
Y thì tè tạch không xuôi
Thêm hai tè nữa đằng đuôi hơi dài
A.N kể chắp cũng tài
Tạch tè ,tè tạch ai ai cũng tường
Chữ U nghe cũng dễ thương
Hai tạch một tè đảo lộn chữ D
Lặng nghe còi đánh chữ G
Hai tè một tạch W lồng ngược lên
R để tạch hai bên
Một tè vào giữa K lên ngược dòng
L tạch tè hai tạch cũng thông
F đảo ngược lại cùng dòng dễ phân
Chữ C riêng lẻ đơn phần
Tè tạch phải đánh hai lần nhớ ghi
Vài lời vần morse nhớ ghi
Học cho mau thuộc có chi nản lòng

Kỹ Năng Học Morse !

Morse là một phương tiện truyền tin với những quy ước có sẵn, mang tính quốc tế. Trong sinh hoạt thanh thiếu niên đây là một kỹ năng quan trọng trong chương trình huấn luyện. nhờ nó mà khả năng nhạy bén, sự tập trung, tinh thần tự giác được rèn luyện và phát huy cao độ. Ngoài ra trong những trường hợp nguy cấp hay ở trại, morse lại đóng một vai trò hết sức cần thiết. Chính vì vậy trong chương này tôi sẽ giới thiệu cùng các bạn phương pháp truyền tin bằng MORSE.
Bảng mẫu tự Morse
QUY LUẬT QUỐC TẾ
  • GỌI: NW hoặc AAAA (ký hiệu này thường nhầm với việc tập họp trại nên khuyên dùng NW)
  • HẾT BẢN TIN: AR
  • HẨN: DD
  • ĐỢI: AS
  • BỎ CHỮ: HH (đôi khi có thể thổi tốc độ nhanh liên tục nhiều lần một tín hiệu nào đó, nhiều khi không cần quy ước khi người nhận tin đã quen vơi ký hiệu đó).
  • NHẮC LẠI : IMI
  • ĐÃ HIỂU BẢN TIN : VE
  • SẴN SÀNG NHẬN TIN : K
  • NGƯNG : XX
  • KHÔNG CÓ NGHĨA : OS
NẾU DÙNG ÁNH SÁNG
  • THÊM ÁNH SÁNG : LL
  • BỚT ÁNH SÁNG : PP
  • DÙNG ÁNH SÁNG ĐỎ : RR
  • DÙNG ÁNH SÁNG TRẮNG : BB
  • KIỂM TRA LẠI NGỌN LỬA : RF
CÁC DẤU DÙNG TRONG LIÊN LẠC
  • CHẤM : AAA
  • PHẨY : MIM
  • GẠCH ĐẦU DÒNG : THT
  • PHÂN SỐ : DN
  • HỎI : IMI
  • NGOẶC ĐƠN : KK
DẤU HIỆU CẤP CỨU:
  • SOS (SAVE OUR SOULS) CHỈ DÙNG TRONG VIỆC KHẨN CẤP VÀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGUY HIỂM. KHÔNG DÙNG ĐỂ ĐÙA GIỠN. KHI THỔI TÍN HIỆU NÀY NÊN THỔI NHANH DỒN DẬP, ĐỀU.

 Các phương pháp truyền tin:
  • Dùng âm thanh: còi, tiếng gõ, nhạc cụ...
  • Cờ: dang 2 tay= tè, 1 tay = tích
  • Khói: dùng cành cây tươi hay vải ướt che lại . tích : đếm 1-3 che lại. tè : 1-8
  • Ánh sáng : dùng lửa , đèn pin , gương … nhịp điệu như khói.
  • Ngoài ra còn các phương pháp khác thì người phát tin và nhận tin quy ước với nhau.
  • Ngày xưa, các tù chính trị thường liên lạc với nhau bằng cách gõ lên vách tường của trại giam, với cách này thông tin được truyền đi khá nhanh, tuy nhiên phải có sự thống nhất cao của người phát tin và người nhận tin về các ký hiệu, điều này không có trong quy ước quốc tế chính vì vậy tuỳ vào hoàn cảnh và quy ước mà sử dụng.
  • Ở một số bộ lạc châu Mỹ họ cũng có nhiều cách truyền thống rất nhanh. Tất cả đều do kinh nghiệm và những quy ước sẵn của bộ lạc.

PHƯƠNG PHÁP HỌC:
  • Người học phải nắm vững bảng mẫu tự Morse và các quy ước truyền tin, để học mẫu tự Morse có rất nhiều cách tuỳ theo từng người mà có thể chọn các cách khác nhau như : tháp morse , các mẫu tự đối , phản , đảo…
  • Sau khi học bảng mosre thì bắt đầu học nhận tin: cách nhận tin trước đây thường là theo lối chấm, gạch ( ngay cả những người đầu tiên cũng nhận bản tin theo lối này). Tuy nhiên khi nhận tin theo lối này sẽ làm cho tốc độ nhận tin giảm đi rất nhiều vì phải qua 3 công đoạn nhận dưới dạng chấm gạch , viết lại chữ rồi mới ghép bản tin, nhiều khi không chính xác. Vì vậy nên huấn luyện đoàn sinh ngay từ đầu nhận theo lối thổi chữ nào viết chữ đó. Ví dụ: thổi .- nhận ngay chữ A.
  • Cần phải luyện tập thật từ từ, học từng ít một , nắm vững chữ này rồi qua chữ khác, lưu ý các chữ khó nhớ, dễ nhầm lẫn. trước đây khi học morse tôi chỉ học 5 chữ 1 tuần. chậm mà chắc. Ngoài ra khi làm như vậy người học sẽ đỡ ngán hơn rất nhiều.
  • Tập nhận các bản tin ngắn rồi nâng dần lên tới những bản tin dài cho quen khoảng 80 từ hay hơn (1 từ ít nhất 2 ký tự trở lên).
  • Hãy tập luyện liên tục, kiên nhẫn bạn sẽ thành công . một ngày chỉ cần 10 phút cho học morse bạn sẽ trở thành một anh / chị thông tin liên lạc cừ khôi đấy !
  • Song song với nhận tin là kỹ thuật truyền tin: để truyền tin bạn phải nắm rõ các mẫu tự, quy ước và phương pháp, tuỳ hoàn cảnh mà sử dụng cho thích hợp. Thông thường khi dùng còi bạn dùng đầu lưỡi bịt kín đầu còi, khi thổi nhả lưỡi ra theo từng nhịp. Nếu dùng đèn pin thì dùng loại có nút chớp tắt thường có trong loại đèn bằng hợp kim, tuy nhiên nếu như chỉ là một đèn pin bình thường chúng ta có thể mở đèn rồi dùng 1 vật chắn sáng để điều khiển theo nhịp.
  • Trước khi phát tin phải viết rõ bạch văn ra giấy rồi nhìn theo đó mà phát (nên viết dưới dạng quốc ngữ điện tín).
  • Khi tập phát tin nên phát từ, đều, tập thật quen rồi phát nhanh dần. Không nên vội vàng.
  • Tập cho tới khi nào việc phát tin trở thành thói quen.
  • Nên thử nhiều phương pháp để có thể dùng trong cách trường hợp khác nhau.

Thứ Năm, 3 tháng 1, 2013

Một số nút dây thông dụng dùng cho trại



Nút Thuyền Chài.
 Nút thuyền chài (clove hitch) là một loại nút dây thường dùng để buộc đầu cọc dài (cắm trại), buộc chặt dây vào cọc nhỏ.

Cách tạo nút thuyền chài, trước tiên quấn một vòng quanh cột hay cọc với đầu dây ngắn nằm bên trên vòng dây vừa tạo. Quấn đầu dây ngắn quanh cột thêm một vòng và luồn đầu dây ngắn bên dưới vòng quấn. Kéo đầu dây xiết chặt.



Nút số 8 (figure-of-eight knot) dùng để buộc đầu dây vào lỗ khoen của tấm bạt ( lều ) trại.





Nút chạy (Taut Line Hitch)
Dùng để tăng giảm lều.
Ưu điểm được dùng cho những đoạn dây ngắn và không thể làm nút bồ câu được.
Lưu ý: các vòng dây càng nhiều sẽ tạo ma sát lớn và như thế sẽ chắc chắn hơn, nhưng tối đa cũng không nên quá 10 vòng.



Nút Thòng lọng (Noose knot)


- Thuộc loại nút buộc treo. Dùng để siết một vật.
- Ứng dụng: bắt súc vật, neo dây, ứng dụng trong dựng lều...

Nút bồ câu (Trucker's hitch knot)

Dùng để tăng giảm dây. Cách làm là dùng 1 nút thòng lọng ở giữa dây tạo thành 1 vòng dây (có thể thay thế bằng nút mỏ chim), một đầu neo và 1 đầu móc vào đầu neo khác, xỏ đầu dây neo thứ 2 vào vòng dây vừa tạo và kéo tăng giảm về hướng mình, kết thúc bằng nút đơn.


Nút nối dây câu (Fisherman's knot) là một nút dây đặc dụng dùng để nối hai sợi dây lại với nhau.



Cách thắt
Nó đơn giản là hai nút đơn, một nút đơn giữ quanh sợi dây bên phải và nút kia giữ quanh sợi dây bên trái. Xiết chặt lần lượt mỗi nút đơn. Sau đó kéo căng hai đầu sợi dây vừa được nối sao cho hai nút đơn chạy gần lại với nhau.


Sử dụng
 Nó đòi hỏi một chút khéo léo để thắt và vì vậy nó thường được dùng với các loại dây vật liệu chắc chắn. Khi được buộc xong, nó khá gọn và đầu mút dây ló dài ra ở ngay nút vừa thắt có thể được cắt gọn sát vào. Những tính chất này làm nó rất hữu dụng để nối dây câu. Nó cũng có thể dùng để nối hai sợi dây trơn láng, có tiết diện không bằng nhau hoặc bằng nhau





Hướng dẫn cách dựng lều chữ A

1. Chuẩn bị

  • 2 cây gậy tiêu chuẩn 1m60
  • 4 cọc lều bằng thép hoặc tre…
  • 4 sợi dây dài khoảng 4m (hoặc 2 sợi dây dài khoảng 8m)
Ngoài ra cần chuẩn bị búa để đóng cọc, găng tay len để tránh trầy xướt khi căng dây với cường độ lớn.

2. Phương pháp dựng lều

a) Hình 1:
Trải lều theo đúng hướng đã định
Đóng cọc chính xác ở các vị trí 1 2 3 4. Thông thường cọc đóng nghiên 45 độ so với mặt đất.
Sắp 2 gậy chính sao cho thẳng hàng, đầu gậy phải đúng điểm A và B
Có thể dùng 2 dây 4m hoặc một dây 8m chia đôi để cố định vào đầu gậy  chính ở vị trí A, B
huong-dan-cach-dung-leu-hai-mai (2)
b) Hình 2
Gậy chính là gậy tiêu chuẩn 1m60. Tuy nhiên nếu chuyên dùng dựng lều có thể đóng thêm đinh ở đầu gậy để dễ cố định so với khoen lều.
Ở vị trí A, B (đầu gậy chính) ta sử dụng gút cọc chèo nếu sử dụng dây 8m. Trường hợp dùng 2 dây 4m thì nên sử dụng gút thòng lọng.
Nhìn ở hình 1 sẽ thấy cách đi đây theo trình tự 1 – 1’ – B – 2 – 2’ (3 – 3’ – A – 4 – 4’). Trong đó các vị trí 1 2 3 4 là cọc, 1’ 2’ 3’ 4’ A B là khoen lều.
Sử dụng duy nhất một gút tăng đưa để khóa dây
huong-dan-cach-dung-leu-hai-mai (1)
Sau khi hoàn thành ta có hình dáng của lều tương tự như hình minh họa.
huong-dan-cach-dung-leu-hai-mai (3)

3. Nhận xét ưu khuyết điểm

a) Ưu điểm
  • Phương pháp dựng lều nhanh gọn rất thông minh và sáng tạo
  • Tiết kiệm dây, tiết kiệm cọc.
  • Tiết kiệm sức – vì số gút dây thực hiện là tối thiểu, số cọc được đóng cũng ít hơn cách truyền thống.
b) Khuyết điểm
  • Mối dây liên động nên rất khó cân chỉnh lều.
  • Lực kéo ở 2 gậy chính rất nhỏ nên lều có nguy cơ bị chùng ở sống lưng



( Sưu tầm )
Created By Sora Templates