Cách thức đánh Chuông Mõ và Chuông Trống Bát Nhã
( Sưu tầm)
1/ Nghi thức chuông mõ khi tụng kinh.
Hai bên bàn thờ Phật, chuông để bên tay trái đức Phật, mõ bên tay phải.
Trước khi bắt đầu thời kinh, người đánh
chuông gia trì thỉnh 6 tiếng, để báo cho mọi người biết, chánh điện đã
lên nhang đèn xong, mời mọi người giữ 6 căn thanh tịnh vào lễ Phật, tụng
kinh.
Khi chủ lễ vào vị trí, bắt đầu niệm hương,
thỉnh 3 tiếng chuông, sau đó thấy chủ lễ xá thì thỉnh 1 tiếng chuông,
khi lạy thì thỉnh 1 tiếng chuông, lúc trán chạm xuống nền thì dùng dùi
chuông gõ vào vành chuông nhưng giữ lại trên vành chuông, không cho âm
thanh ngân vang, gọi là dập.
Sau khi Chủ lễ niệm bài Quán tưởng và Ðãnh lễ, hoặc trước bài Tán Lư Hương:Lư hương xạ nhiệt ... hoặc Tán Dương Chi:Dương Chi tịnh thủy ... hoặc Cử Tán:Chiên đàn hải ngạn ... thì khai chuông mõ như sau : Chuông thỉnh trước ba tiếng O O O (ba tiếng rời nhau)
Mõ gõ tiếp theo chuông bảy tiếng: – – – – – – – (bốn tiếng rời, hai tiếng liền nhau và một tiếng rời ra sau cùng)
Rồi chuông mõ hòa với nhau như sau O – O – O – – – – O (chuông
thỉnh trước, mõ gõ sau, sau 3 tiếng thì chuông ngừng, mõ gõ tiếp theo
tiếng thứ tư, năm sáu gõ liền nhau, tiếng thứ bảy của mõ, thì chuông
thỉnh một lượt với tiếng mõ.
Trong mỗi bài kinh, kệ, chú mỗi một tiếng,
mõ phải gõ một cái, chú luôn luôn đọc nhanh nên mõ phải gõ nhanh. Bất cứ
bài nào cũng vậy mõ bắt đầu gõ vào tiếng thứ 2, thứ 4 và những tiếng
tiếp theo, và khi còn 5 tiếng chấm dứt thì mõ gõ rất chậm, rồi gõ liền 2
cái ở tiếng áp chót và một cái ở tiếng chót.
Còn chuông thì trong bài dài, thỉnh thoảng
thỉnh một tiếng chuông, những bài chú niệm ba lần, bảy lần, mười lần,
hai mươi mốt lần, cứ mỗi lần hết là thỉnh một tiếng chuông, còn niệm
danh hiệu Phật hay Bồ Tát ba lần, mười lần hay nhiều hơn, sau ba lần hay
mười lần ấy mới thỉnh chuông (thường chú ý vào vị chủ lễ, khi thấy vị
chủ lễ cuối đầu xá, đó là chấm dứt niệm chú hay chuyển sang niệm danh
hiệu Phật hay Bồ Tát khác). Cuối mỗi bài kinh, kệ, chú thỉnh chuông vào
tiếng thứ 5, thứ 3 và tiếng sau cùng.
Ví dụ :
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
........
........
Nguyện giải NhưO Lai chơn O thật nghĩa O
Khi thời kinh chấm dứt thì thỉnh một hồi
chuông và 3 tiếng rời ra sau cùng. Có nghĩa là giữ cho ba nghệp thân
khẩu ý luôn được thanh tịnh.
Một cách khác, nghi thức khai chuông mõ và ý nghĩa như sau.
- Trước đánh ba tiếng (tiên khởi tam),
- Kế nhịp bảy (thứ lôi thất),
- Tiếp đánh ba (tịnh đả tam),
- Giữa đánh mười (trung đả thập)
- Sau cùng dứt bốn (hậu diệt tứ).
- Kế nhịp bảy (thứ lôi thất),
- Tiếp đánh ba (tịnh đả tam),
- Giữa đánh mười (trung đả thập)
- Sau cùng dứt bốn (hậu diệt tứ).
* Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng sanh
do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba
đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ
ba độc: tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức:
Pháp thân, Bát nhã thân và Giải thoát thân. (Phần nầy giảng lược đi nên
không mấy ai biết đến.)
* Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu biểu
cho thất chi tội. Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm. Về khẩu thì có
bốn: Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được
bảy tội nêu trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn,
hỷ, trừ, xả, định và niệm.
* Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu tam
học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa: Thanh
văn, Duyên giác và Bồ tát.
Giữa đánh mười tiếng: Đó là tiêu trừ mười
điều ác gồm thất chi tội cọng thêm của ý có ba là mười. Từ đó, chứng
nhập mười thân gồm: Bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực thân, trang
nghiêm thân, oai thệ thân, ý sanh thân, phước thân, pháp thân và trí huệ
thân. (Phần nầy, sau nầy giản lược đi, không mấy ai dùng đến và cũng
không mấy ai biết để ý đến.)
* Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí:
+ Thành sở tác trí: Tiền ngũ thức (nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt và thân),
+ Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức,
+ Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na thức,
+ Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da thức.
2/. Nghi thức sử dụng chuông công phu
Người thỉnh chuông khai chuông công phu theo bài kệ sau :"
Hồng chung sơ khấu, bảo kệ cao âm
Thượng triệt thiên đường, hạ thông địa phủ
U Minh giáo chủ cứu khổ bổn tôn
Cứu bạt minh đồ Ðịa Tạng Vương Bồ Tát.
"Án dà ra đế dạ ta bà ha"
Thượng triệt thiên đường, hạ thông địa phủ
U Minh giáo chủ cứu khổ bổn tôn
Cứu bạt minh đồ Ðịa Tạng Vương Bồ Tát.
"Án dà ra đế dạ ta bà ha"
Tiếp theo nhập bảy tiếng chuông nhỏ, rồi thỉnh ba tiếng lớn và chậm rãi:
o o o o o o o O O O(vô tam)
Theo đó cứ đọc hai câu kệ lại thỉnh một tiếng chuông như sau:
Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới,
Thiết vi u ám tất giai văn. O(thỉnh tiếng chuông thứ nhất)
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác. O (thỉnh tiếng chuông thứ hai)
Văn chung thanh phiền não khinh
Trí huệ trưởng, Bồ Ðề sanh. O (thỉnh tiếng chuông thứ ba)
Ly địa ngục, xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật Ðộ chúng sanh. O (thỉnh tiếng chuông thứ t ư)
Thiết vi u ám tất giai văn. O(thỉnh tiếng chuông thứ nhất)
Văn trần thanh tịnh chứng viên thông,
Nhứt thiết chúng sanh thành chánh giác. O (thỉnh tiếng chuông thứ hai)
Văn chung thanh phiền não khinh
Trí huệ trưởng, Bồ Ðề sanh. O (thỉnh tiếng chuông thứ ba)
Ly địa ngục, xuất hỏa khanh
Nguyện thành Phật Ðộ chúng sanh. O (thỉnh tiếng chuông thứ t ư)
Tiếp theo đó là thỉnh ba hồi chuông, sau đó
người thỉnh chuông sẽ thỉnh từng tiếng sau mỗi danh hiệu Phật, Bồ Tát,
hay sau mỗi câu chú.
Cuối cùng thỉnh một hồi chuông và bốn tiếng để báo chấm dứt thời công phu.
O O O O O O O O o o o o o O O O O (dứt tứ)
3/. Chuông trống Bát Nhã.Chuông
trống Bát Nhã là danh từ dùng để chỉ chuông to, trống lớn, thường chùa
có thể xây lầu chuông, gác trống và treo "tả chung, hữu cổ". Thật ra cụm
từ Chuông trống Bát nhã là để chỉ cách đánh chuông và trống theo một
bài kệ "Bát Nhã Hội". Là một nghi thức hành lễ Phật giáo Trung Hoa
truyền sang Việt Nam, có lẽ xuất phát từ Không Tông, do nghi thức rất
trang trọng nên dần dần chùa chiền các tông phái khác áp dụng theo. Có
nhiều cách đánh chuông trống Bát Nhã, chúng tôi ghi ra một trong những
cách đánh ấy:
a. Phần khai chuông trống
- Ba hồi chuông:
Trước khi thỉnh chuông, người đánh chuông nhập bảy tiếng chuông nhỏ, rồi thỉnh 3 tiếng thật lớn, thật chậm rãi (1) o o o o o o o O O O (vô tam)
Tiếp theo là thỉnh ba hồi chuông
Lần 1: O O O O O O O O O O O O o o o o o o o o o (lúc đầu chậm lúc sau mau dần và nhẹ tay)
Lần 2: Giống như lần 1
Lần 3: Giống như lần 1, tuy nhiên khi chấm dứt, thỉnh thêm 4 tiếng thật lớn và rời nhau: O O O O (dứt tứ).
- Ba hồi trống:
Trước khi đánh trống nhập bảy tiếng trống nhỏ, rồi đánh ba tiếng thật lớn, thật chậm rãi: x x x x x x x X X X (2)
Tiếp theo sau là đánh ba hồi trống: Ðánh trống giống như thỉnh chuông trong ba lần 1, 2 và 3 nói ở phần trên.
b. Phần nhập chuông trống(Chuông và trống đánh cùng một lúc):
Khi dứt tiếng trống lần 3, người đánh trống
vừa nhẩm đọc bài kệ Bát Nhã, mỗi tiếng đánh một tiếng trống, nhưng hai
tiếng sau đánh liền nhau. Người thỉnh chuông, sau mỗi câu kệ thỉnh một
tiếng chuông (sau hai tiếng trống đắnh liền nhau, thỉnh một tiếng
chuông)
Lần 1:
Bát Nhã hội X XX O
Bát Nhã hội X XX O
Bát Nhã hội X XX O
Thỉnh Phật Thựợng Ðường X X XX O
Ðại chúng đồng văn X X XX O
Bát nhã âm X XX O
Phổ nguyện pháp giới X X XX O
Ðẳng hữu tình X XX O
Nhập Bát Nhã X XX O
Ba la mật môn X X XX O
Ba la mật môn X X XX O
Ba la mật môn X X XX O
Bát Nhã hội X XX O
Bát Nhã hội X XX O
Thỉnh Phật Thựợng Ðường X X XX O
Ðại chúng đồng văn X X XX O
Bát nhã âm X XX O
Phổ nguyện pháp giới X X XX O
Ðẳng hữu tình X XX O
Nhập Bát Nhã X XX O
Ba la mật môn X X XX O
Ba la mật môn X X XX O
Ba la mật môn X X XX O
Lần 2: Ðánh giống như lần 1
Lần 3: Ðánh giống như lần 1, tuy nhiên, khi hết câu cuối bài kệ rồi, đánh tiếp theo phần kết thúc:
c. Phần chuông trống kết thúc (3) :
X O X O X O X O X O X O x o x o x o x o x ovà sau cùng đánh bốn tiếng trống và chuông chấm dứt (dứt tứ) X O X O X O XX OO (đánh kép)
d. Phần kết thúc:
Lúc khởi đầu, chuông trống Bát Nhã đánh ba
hồi, nhưng khi kết thúc buổi lễ cũng như thời kinh chuông trống Bát Nhã
chỉ đánh một hồi mà thôi.
d. Một cách đánh chuông trống Bát Nhã khác:
- Mới đầu đánh nhập 2 tiếng: biểu thị NHỊ ĐẾ dung thông (pháp thế gian và pháp xuất thế gian dung thông, không ngăn ngại).
- 3 tiếng tiếp (mỗi lần 1 tiếng): tượng trưng cho sự khấu đầu quy y TAM BẢO, nguyện dứt trừ tam độc: tham, sân si.
- 7 tiếng sau đó (vì tiếng thứ 7 và 8 đánh gấp, tính gộp thành 1 tiếng), tượng trưng cho BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng toà.
- Nếu 7 tiếng này tính thành 8 tiếng: tượng trưng cho câu "MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA" hoặc BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT LAI CHỨNG MINH, tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh.
- Cuối cùng đánh dứt 4 tiếng: tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ.
- 3 tiếng tiếp (mỗi lần 1 tiếng): tượng trưng cho sự khấu đầu quy y TAM BẢO, nguyện dứt trừ tam độc: tham, sân si.
- 7 tiếng sau đó (vì tiếng thứ 7 và 8 đánh gấp, tính gộp thành 1 tiếng), tượng trưng cho BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT THƯỢNG ĐƯỜNG, tức tác pháp thỉnh Phật thăng toà.
- Nếu 7 tiếng này tính thành 8 tiếng: tượng trưng cho câu "MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA" hoặc BÁT NHÃ HỘI THỈNH PHẬT LAI CHỨNG MINH, tức tác pháp thỉnh Phật chứng minh.
- Cuối cùng đánh dứt 4 tiếng: tượng trưng cho chứng nhập TỨ ĐẾ.
e. Ghi chú:
( 1 ) Dù thỉnh chuông hay đánh trống, luôn luôn nhớ câu: "vô tam, dứt tứ” đây là trường hợp "vô tam" của chuông.
( 2 ) Ðây cũng là trường hợp "vô tam" của trống.
( 3 ) Nếu không thuộc bài kệ đánh trống, người tập đánh trống có thể nhớ các lần đánh trống theo cách đếm sau :
- Lần thứ nhất đánh ba tiếng trống
- Lần thứ hai đánh ba tiếng trống
- Lần thứ ba đánh ba tiếng trống
- Lần thứ tư đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ năm đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ sáu đánh ba tiếng trống
- Lần thứ bảy đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ tám đánh ba tiếng trống
- Lần thứ chín đánh ba tiếng trống
- Lần thứ mười đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ mười một đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ mười hai đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ hai đánh ba tiếng trống
- Lần thứ ba đánh ba tiếng trống
- Lần thứ tư đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ năm đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ sáu đánh ba tiếng trống
- Lần thứ bảy đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ tám đánh ba tiếng trống
- Lần thứ chín đánh ba tiếng trống
- Lần thứ mười đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ mười một đánh bốn tiếng trống
- Lần thứ mười hai đánh bốn tiếng trống
Có lẽ khởi đầu chuông trống Bát Nhã chính
thức dùng trong nghi lễ lớn của Phật Giáo, hoặc để thỉnh Phật chứng minh
cho lễ kỹ niệm lớn, hoặc lễ giới đàn, hay Ðại sư đăng đàn thuyết pháp,
bởi vì trong bài kệ có câu "Thỉnh Phật thượng đường", ngày nay người ta còn dùng để đón rước chư Tăng.
Người Phật tử tưởng nên biết về cách bài
trí, về nghi thức chuông mõ, chuông trống Bát nhã, để sử dụng khi tụng
kinh ở chùa hoặc ở nhà. Có khi cần thiết để giải thích cho người khác
được biết về ý nghĩa cho tường tận.
Cám ơn Huỳnh Bảo Quốc Tuấn đã chỉ và nhắc lại '' chút xưa '' trong tôi .
Trả lờiXóa