Phương châm giáo dục Gia đình Phật tử Việt Nam
Nền văn hóa giáo dục Gia Đình Phật Tử Việt Nam là
chất liệu sống, hòa hợp thống nhất trong tinh thần Lục Hòa kỳ vĩ, tiếp thu –
ứng dụng nguồn văn hóa hoàn hảo tuyệt bích – hướng tới cấu thành – thiện hóa xã
hội toàn diện.
Lục Hòa, sáu phương cách
sống tối ưu:
1.Thân hòa đồng trú: Không phân biệt giai cấp, mỗi nhân thân đều có dòng máu cùng đỏ – giọt nước mắt cùng mặn, bình đẳng – hòa hợp trong tinh thần đồng bào thắm thiết.
2.Khẩu hòa vô tránh: Mỗi người đều có cuộc sống – quyền hạn như nhau, luôn luôn tôn trọng, xử sự hòa nhã – thân ái.
3.Ý hòa đồng duyệt: Vì mục đích hướng thiện cuộc sống, hướng đến tịnh độ nhân gian, biết gát mình qua một bên – vì tha nhân mà phụng sự.
4.Kiến hòa đồng giải: Tri thức là vốn sống, cống hiến tri thức, góp phần làm mới – tươi đẹp cuộc đời.
5.Giới hòa đồng tu: Trong cuộc sống đời thường, các qui ước được tự do – dân chủ thống nhất đề ra, nhằm mục đích nâng cao giá trị – phẩm chất cuộc sống – ổn định – thăng tiến về mặt xã hội.
6.Lợi hòa đồng quân: Mọi quyền hạn – lợi nhuận đều cộng sản, phân quyền – bình đẳng trang trãi đồng đều
Nguồn văn hóa giáo dục GĐPTVN có bề dày lịch sử trên bãy mươi năm, được kinh qua – trãi nghiệm, song hành cùng vận nước với những năm tháng sóng gió gian nan. Qua thử thách với thời gian, đến giờ phút này, văn hóa giáo dục GĐPTVN đã khẳn định, chứng tỏ được đặc tính thù thắng, đủ điều kiện tiên quyết để hội nhập, góp phần tích cực củng cố – xây dựng – phát triển hoàn chỉnh – thành tựu đời sống dân sinh. Diễn biến lịch sử đã cho thấy, sau năm 1975, dưới quyền lực toàn trị, nhiều tổ chức dân chủ lùi dần vào bóng tối rồi mất hẳn. GĐPTVN thì khác, với tinh thần vô úy, từ bóng tối của đêm đen, hàng hàng lớp lớp huynh trưởng GĐPTVN đã tiên phuông, phát đại nguyện, ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, sẵn sàng gánh vát gian nan, kham nhẫn trước những ngờ vực đoạn kiến, những đối xử phân biệt – thiên vị – thiếu bình đẳng, tự thân nổ lực – tĩnh tại vươn mình đứng dậy, trãi lòng thắc ruột nhả tơ, miệt mài tỏa ấm hương đời.
Bãy mươi năm thử thách – chọn lọc – hành hoạt – tồn tại, đã đến lúc phải thành tâm nhận định – chính chắn nhìn lại, thừa nhận nguồn tinh hoa phật chất căn bản kỳ vĩ này, như một sinh thể thực tại bất khả phân trong dòng sinh mệnh dân tộc
“Người trồng cây hạnh người chơi
“Ta trồng cây đức để đời mai sau”
Xã hội điên đảo – não loạn – tha hóa – biến thái – bệnh hoạn làm nhứt nhối triền miên, bởi vì xã hội tối mắt tôn vinh – đua đòi – nô lệ cái bóng vật chất hư huyễn, không tôn trọng nhân nghĩa, xa rời đạo đức. Chỉ loay hoay ở phần xử lý cái Quả, mà lãng quên tô bồi cái Nhân tối trọng. Nhân là điều kiện tiên quyết làm nẩy mầm sự sống, tập trung huân tập cái Nhân để hướng tới cái Quả toàn thiện.
Dạy con từ thuở còn thơ, tuổi trẻ là sức sống, là chủ nhân của xã hội mai sau. Tập trung giáo dục tuổi trẻ, là đầu tư vào trương mục ngân hàng. Huynh trưởng GĐPTVN đã thao thức – trăn trở, nhận thức được cái giá trị trọng đại đích thực này, mà hy hiến cả tâm huyết – cả đời mình mà không bao giờ trả giá – tính toán, không nề hà nãn mõi, tập trung chăm chút giáo dục – xây dựng hoàn chỉnh nhân cách tuổi trẻ, giúp tuổi trẻ đầy đủ phẩm chất – đủ tư lương. Mai này, GĐPTVN vinh hạnh trao lại cho đời những hiền tài chân chính đích thực, góp phần tích cực phụng sự xã hội theo chân tinh thần phật giáo. Chân tinh thần phật giáo là chân giá trị đạo đức, là từ bi. Từ bi là tràn ngập yêu thương, cứu khổ – đem vui, (không phải chỉ là cái lòng thương thiển cận suông), là cái tâm vị tha trong sáng – thánh thiện – thuần lương – thanh sạch.
Mỗi nhân sinh vào đời, ai nấy đều mang vát trên đôi vai của mình hai cuộc sống nặng trĩu. Một phần là vật chất, để tô bồi – thỏa mãn tiện nghi, ganh đua với tha nhân. Một phần là đời sống tâm linh, tâm linh là đức sống – là vốn sống. Tâm linh là nguồn năng lượng duy trì sự tồn tại vĩnh cửu của nhân loại. Hai cuộc sống này, phải được cân bằng trên đôi vai, bằng không chỉ là một con người dị tật – khập khiểng giữa đời thường, làm rối rắm xã hội.
Muốn có sự tồn tại chân giá trị hạnh phúc đích thực, không ngoài cái đức hạnh tối ưu. Có đức hạnh, mỗi nhân thân thị hiện được phẩm hạnh trong sinh hoạt đời thường, nêu cao được phẩm giá, từ đó nhà tù không còn phải mở cửa, hàng hàng trung tâm văn hóa giáo dục đạo đức hướng thượng GĐPTVN truyền thống được mở ra, từ đó, kỳ vọng đời sống dân sinh mỗi ngày thêm được phong quang – thanh bình – thịnh lạc.
GĐPTVN luôn luôn tích cực hướng tới một nền giáo dục khai phóng – vị tha – nhân bản, tiêu biểu –toàn diện, cần mẫn gieo trồng – chăm bón hạt giống đạo đức năng động – toàn thiện, thẩm thấu được nguồn phật chất thù thắng này, nhân sinh như được tưới tẩm – thấm đẫm sạch trong, góp phần tích cực thanh sạch môi sinh – tỏa sáng toàn cầu..
1.Thân hòa đồng trú: Không phân biệt giai cấp, mỗi nhân thân đều có dòng máu cùng đỏ – giọt nước mắt cùng mặn, bình đẳng – hòa hợp trong tinh thần đồng bào thắm thiết.
2.Khẩu hòa vô tránh: Mỗi người đều có cuộc sống – quyền hạn như nhau, luôn luôn tôn trọng, xử sự hòa nhã – thân ái.
3.Ý hòa đồng duyệt: Vì mục đích hướng thiện cuộc sống, hướng đến tịnh độ nhân gian, biết gát mình qua một bên – vì tha nhân mà phụng sự.
4.Kiến hòa đồng giải: Tri thức là vốn sống, cống hiến tri thức, góp phần làm mới – tươi đẹp cuộc đời.
5.Giới hòa đồng tu: Trong cuộc sống đời thường, các qui ước được tự do – dân chủ thống nhất đề ra, nhằm mục đích nâng cao giá trị – phẩm chất cuộc sống – ổn định – thăng tiến về mặt xã hội.
6.Lợi hòa đồng quân: Mọi quyền hạn – lợi nhuận đều cộng sản, phân quyền – bình đẳng trang trãi đồng đều
Nguồn văn hóa giáo dục GĐPTVN có bề dày lịch sử trên bãy mươi năm, được kinh qua – trãi nghiệm, song hành cùng vận nước với những năm tháng sóng gió gian nan. Qua thử thách với thời gian, đến giờ phút này, văn hóa giáo dục GĐPTVN đã khẳn định, chứng tỏ được đặc tính thù thắng, đủ điều kiện tiên quyết để hội nhập, góp phần tích cực củng cố – xây dựng – phát triển hoàn chỉnh – thành tựu đời sống dân sinh. Diễn biến lịch sử đã cho thấy, sau năm 1975, dưới quyền lực toàn trị, nhiều tổ chức dân chủ lùi dần vào bóng tối rồi mất hẳn. GĐPTVN thì khác, với tinh thần vô úy, từ bóng tối của đêm đen, hàng hàng lớp lớp huynh trưởng GĐPTVN đã tiên phuông, phát đại nguyện, ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, sẵn sàng gánh vát gian nan, kham nhẫn trước những ngờ vực đoạn kiến, những đối xử phân biệt – thiên vị – thiếu bình đẳng, tự thân nổ lực – tĩnh tại vươn mình đứng dậy, trãi lòng thắc ruột nhả tơ, miệt mài tỏa ấm hương đời.
Bãy mươi năm thử thách – chọn lọc – hành hoạt – tồn tại, đã đến lúc phải thành tâm nhận định – chính chắn nhìn lại, thừa nhận nguồn tinh hoa phật chất căn bản kỳ vĩ này, như một sinh thể thực tại bất khả phân trong dòng sinh mệnh dân tộc
“Người trồng cây hạnh người chơi
“Ta trồng cây đức để đời mai sau”
Xã hội điên đảo – não loạn – tha hóa – biến thái – bệnh hoạn làm nhứt nhối triền miên, bởi vì xã hội tối mắt tôn vinh – đua đòi – nô lệ cái bóng vật chất hư huyễn, không tôn trọng nhân nghĩa, xa rời đạo đức. Chỉ loay hoay ở phần xử lý cái Quả, mà lãng quên tô bồi cái Nhân tối trọng. Nhân là điều kiện tiên quyết làm nẩy mầm sự sống, tập trung huân tập cái Nhân để hướng tới cái Quả toàn thiện.
Dạy con từ thuở còn thơ, tuổi trẻ là sức sống, là chủ nhân của xã hội mai sau. Tập trung giáo dục tuổi trẻ, là đầu tư vào trương mục ngân hàng. Huynh trưởng GĐPTVN đã thao thức – trăn trở, nhận thức được cái giá trị trọng đại đích thực này, mà hy hiến cả tâm huyết – cả đời mình mà không bao giờ trả giá – tính toán, không nề hà nãn mõi, tập trung chăm chút giáo dục – xây dựng hoàn chỉnh nhân cách tuổi trẻ, giúp tuổi trẻ đầy đủ phẩm chất – đủ tư lương. Mai này, GĐPTVN vinh hạnh trao lại cho đời những hiền tài chân chính đích thực, góp phần tích cực phụng sự xã hội theo chân tinh thần phật giáo. Chân tinh thần phật giáo là chân giá trị đạo đức, là từ bi. Từ bi là tràn ngập yêu thương, cứu khổ – đem vui, (không phải chỉ là cái lòng thương thiển cận suông), là cái tâm vị tha trong sáng – thánh thiện – thuần lương – thanh sạch.
Mỗi nhân sinh vào đời, ai nấy đều mang vát trên đôi vai của mình hai cuộc sống nặng trĩu. Một phần là vật chất, để tô bồi – thỏa mãn tiện nghi, ganh đua với tha nhân. Một phần là đời sống tâm linh, tâm linh là đức sống – là vốn sống. Tâm linh là nguồn năng lượng duy trì sự tồn tại vĩnh cửu của nhân loại. Hai cuộc sống này, phải được cân bằng trên đôi vai, bằng không chỉ là một con người dị tật – khập khiểng giữa đời thường, làm rối rắm xã hội.
Muốn có sự tồn tại chân giá trị hạnh phúc đích thực, không ngoài cái đức hạnh tối ưu. Có đức hạnh, mỗi nhân thân thị hiện được phẩm hạnh trong sinh hoạt đời thường, nêu cao được phẩm giá, từ đó nhà tù không còn phải mở cửa, hàng hàng trung tâm văn hóa giáo dục đạo đức hướng thượng GĐPTVN truyền thống được mở ra, từ đó, kỳ vọng đời sống dân sinh mỗi ngày thêm được phong quang – thanh bình – thịnh lạc.
GĐPTVN luôn luôn tích cực hướng tới một nền giáo dục khai phóng – vị tha – nhân bản, tiêu biểu –toàn diện, cần mẫn gieo trồng – chăm bón hạt giống đạo đức năng động – toàn thiện, thẩm thấu được nguồn phật chất thù thắng này, nhân sinh như được tưới tẩm – thấm đẫm sạch trong, góp phần tích cực thanh sạch môi sinh – tỏa sáng toàn cầu..
Nguyên Hoàng
0 nhận xét:
Đăng nhận xét