Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

today

test

Về Huế lần đầu


Sóc gần được 1 tuổi, ba mẹ đưa Sóc về Huế thăm Ôn Mệ nội, Bác Dũng bác Thi, O Bé chị Lavi. về Huế Sóc học được nhiều thứ, như biết kêu Ò Ó O, biết ngoắc cái tay gọi gà chó ăn cơm, ba mẹ còn đưa Sóc lên Thiên An uống trà Đình Vũ Di, đi ăn cháo lòng Chợ Mai, 2 lần đi biển Thuận An. Nhà ôn mệ rộng Sóc tha hồ chạy chơi và ra vườn, về Huế Sóc bắt đầu tập ăn sáng .


Tắm nắng nhà nội




Đi biển Thuận An





Ăn bánh lọc


 hai mẹ con ăn khí thế luôn


tiệc barbecue sinh nhật Sóc và ba, tại sân vườn nhà nội


 Sóc và chị Lavie chuẩn bị live show


 trái cây vườn nội



 tại phòng chờ Sân bay Phú Bài - Huế




Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

8 cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Mật ong

Các bạn hãy ngậm mật ong hoặc lấy bông tăm thấm mật ong vào chỗ loét. Đây là phương pháp kinh điển dùng để chữa nhiệt miệng. Nhiều nghiên cứu cho thấy dung dịch mật ong 30% có thể ức chế hoặc tiêu diệt hầu hết các loại nấm và vi khuẩn, lại có vị ngọt dễ chịu.

Ngậm chất chát

Chất chát có tính sát trùng (kháng khuẩn, kháng vi-rút) nên sẽ chữa lành các nốt lở do nhiệt miệng. Bạn không cần tìm kiếm ở đâu xa. Có những chất chát lành tính như nước chè xanh, rau dắp cá, húng chanh (tần dày lá), vỏ xoài… Ngậm một ngụm nước chè xanh (không cần uống nhé, chỉ ngậm rồi nhả ra thôi) trong khoảng 5-10 phút, chắc sẽ đỡ nhiều. Tui thử rồi.

Uống nước khế chua



Dùng 2-3 quả khế tươi, giã nát, đổ ngập nước sôi vào đun sôi một lúc, chờ khi nguội thì ngậm và nuốt dần, ngm nhiều lần trong ngày. Lựa loại khế chua, tác dụng thanh nhiệt sẽ tốt hơn khế ngọt.

Cà chua ép

D
ùng cà chua tươi để ép lấy nước uống. Chỉ sau khi uống vài ly nước cà chua ép trong ngày, bạn sẽ thấy dấu hiệu của các nốt lở nhiệt miệng lành nhanh thấy rõ.

Nước cam, chanh

Bản thân nước cam, chanh không “đặc trị” chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, chúng đều chứa rất nhiều vitamin C nên có khả năng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp bạn vượt qua những căn bệnh do vi-rút, vi khuẩn gây ra (trong đó có nhiệt miệng). Bạn có thể uống 1 ly nước chanh hoặc cam vắt mỗi ngày. Tuy nhiên, đừng uống khi bụng đói.

Lá rau ngót



Rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong. Dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ sưng đau, lở loét. Ngày bôi 2 – 3 lần. Có tác dụng giống như cỏ nhọ nồi. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc.

Cùi dừa

Nghiền nát vài mảnh cùi dừa, sau đó ép lấy nước và dùng để súc miệng khoảng 3 đến 4 lần mỗi ngày.

Củ cải trắng

Giã củ cải sống 300g rồi vắt lấy nước hòa thêm một ít nước lọc, súc miệng ngày 3 lần, dùng 2 ngày khỏi.

Công thức:

- 100 ml nước (nếu được nước ấm thì tốt).
- 1 thìa baking soda
- 1 thìa muối ăn
Hòa cái này vào với nhau, ngày xúc miệng nhiều lần, ít nhất là 3, còn nói chung được 4-6 lần thì tốt hơn.

(Sưu Tầm)

Chữa chảy mũi, nghẹt mũi, ho... không cần dùng thuốc

Ho, nghẹt mũi, cảm cúm... là chuyện thường ngày. Nhưng, mình là một trong số những người rất ghét uống thuốc, thường để tự khỏi . Có khi vài ngày khỏi có khi cả mấy tuần (do cảm nặng). Nếu bạn cảm thấy uống thuốc tây gây khó chịu (mệt mỏi trong người) mà hiệu quả không cao, thì thử áp dụng các cách này nhen.

Vài động tác đơn giản có thể giúp các bạn cắt đứt nhanh cơn ho, sổ mũi, chãy mũi do cảm lạnh bất thường.

CHỮA HO:



Bạn cố gắng dùng ngón cái của bàn tay phải xoa mạnh vào cổ tay trái trong 3 phút, rồi chuyển qua dùng ngón cái tay trái xoa mạnh vào cổ tay phải 3 phút cho nóng lên, sau đó thoa chút dầu nóng, có người chỉ cần thế là đã hết ho. (Xem hình 1)



Nhưng cũng có người ho còn vướng đàm, hoặc đau họng khi ho, nên cần thêm chút động tác sau đây:

Ma sát vùng vòng tròn màu hồng (xem hình 2). Bạn có thể dùng cán muỗng càfé, hay cái chìa khóa xe của bạn cũng có thể cào vào chổ màu hồng cho đến khi đàm hết vướng víu và hết đau họng. Càng tác động vào vùng này nó sẽ làm thông cổ cho bạn.

CHỮA NGHẸT MŨI:

Bạn dùng 2 ngón tay, ngón giữa và ngón trỏ đặt từ đầu chân tóc kéo chạm mạnh vào da trán thẳng xuống hai đầu mày. Nhớ chỉ kéo theo chiều mũi tên như trong hình, kéo khoảng 40 lần cho trán nóng lên là mũi thông ngay.

(xem hình 3) Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!



Bạn cũng có thể dùng cách 2 như sau:

Dùng ngón cái tay mặt ấn mạnh vào huyệt hợp cốc trên bàn tay trái, ấn và đẩy khoảng 2 phút sau đó chuyển sang tay trái cũng làm như vậy là mũi thông ngay, hết nghẹt (xem hình 4 và 5)




CHỮA CHẢY MŨI


Bạn dùng 2 ngón giữa và trỏ kéo ngược từ đầu mày lên chân tóc, theo chiều mũi tên như trong hình. Kéo khoảng 40 lần, kéo ma sát vào da trán cho nóng là nước mũi ngưng chảy ngay (xem hình 6) Nếu vài giờ sau có bị lại bạn cũng làm như vậy nhé!!



Bạn cũng có thể dùng cách 2:

Dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Ấn đường giữa hai đầu mày, ấn và đẩy mạnh khoảng 3 phút. Sau đó thoa chút dầu vào huyệt này. Tiếp tục dùng 2 ngón trỏ ấn mạnh vào hai huyệt Nghinh Hương ở hai bên cánh mũi, ấn và đẩy mạnh 2 huyệt này cũng 3 phút rồi thoa dầu vào hai huyệt này, nước mũi sẽ ngưng chảy ngay. (xem hình 7)



Chúc các bạn thành công khi có thể tự chữa cho mình mà không dùng thuốc.

Nguồn: Cherrynguyentran/yume.

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

Sóc


Dạy con nên người bằng cách dùng ngôn ngữ tích cực

Đừng hạ thấp con mình khi gọi con là thằng nhà em, nó, con này… mà hãy luôn gọi con một cách tôn trọng: Bé nhà em, con em, cháu nhà em, bạn nhà em…

Ngôn ngữ là điều kỳ diệu của văn minh nhân loại, công cụ của trí thông minh, công cụ giao tiếp, công cụ để lưu kiến thức từ đời này sang đời khác. Nghiên cứu sự thay đổi về ngôn ngữ sẽ thấy cả tiến trình phát triển của loài người vì khi có thêm bất cứ một cái gì được phát minh, được tìm ra, điều đầu tiên người ta làm là đặt tên cho thứ đó.

Ngôn ngữ thể hiện trình độ văn hóa. Khi nghe một người nói, bạn cũng có thể hình dung phần nào về con người đó, từ giọng nói, cách nói, cách chọn từ, ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng giao tiếp…

Bố mẹ và mọi thành viên trong gia đình là những người thầy ngôn ngữ đầu tiên của trẻ. Sử dụng ngôn ngữ tiêu cực, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến trình độ văn hóa, sự phát triển nhân cách, tâm lý và thái độ sống của bé ngay từ khi mới ra đời. Để giúp con, bố mẹ hãy thử áp dụng những thay đổi nhỏ dưới đây xem sao:
talking-1-5714-1403081403.jpg
Ảnh minh họa: Sg.theasianparent.com. 
1. Đừng dùng ngôn từ thô tục. Nên nói với trẻ “Đi vệ sinh”, chứ đừng bao giờ nói “Đi ỉa, đi đái đi” bô bô trước mặt người khác. Trẻ đánh bủm cũng không nên nhận xét bàn tán…

2. Đừng “Vâng, dạ, ạ” khi nói chuyện với trẻ. Nhiều ông bà, bố mẹ làm thế vì muốn trẻ bắt chước để cũng gọi dạ bảo vâng. Vấn đề không phải ở chỗ trẻ nói được các từ đó. Cái bé cần học là biết nói những từ đó với người lớn tuổi hơn mình. Nếu bạn muốn con sử dụng những từ đó thì hãy cư xử như thế với bố mẹ mình, với những người nhiều tuổi hơn mình xung quanh để bé hiểu. Người lớn dạ vâng với em bé là làm mẫu sai trật tự xã hội và sai cách dùng tiếng Việt.

3. Đừng bắt trẻ ạ đi rồi mới cho cái này cái kia. Ạ thể hiện sự tôn trọng chứ không phải là hành động có điều kiện. Trẻ yêu tất cả mọi người xung quanh vô điều kiện mà khi muốn cái gì thì phải ạ mới được cho. Chẳng phải chúng ta đang dạy trẻ mọi thứ đều có điều kiện hay sao? Thế là đến một lúc khi bạn không đồng ý cho trẻ cái gì, bé quay lại bảo “Con không yêu mẹ nữa đâu đấy nhé. Mẹ phải cho con ăn kẹo con mới yêu mẹ”.

4. Đừng dùng những cụm từ tiêu cực như đối phó với trẻ, ăn vạ, quấy, lười học, chậm như sên… mà hãy luôn chọn từ ngữ tích cực khi nói chuyện với con, nói về con. Trẻ không phải là kẻ thù để phải đối phó. Trẻ không ăn vạ mà là đang thể hiện chính kiến của mình. Trẻ không lười học mà vì học theo cách không phù hợp thì trẻ làm sao thích được.

5. Đừng bàn luận hay nhận xét trẻ. “Con bé nhà em lười ăn khổ lắm”; “Thằng nhà em yếu lắm hơi tí là lăn ra ốm”; “Nó nghịch như giặc không ai trông được đâu”; hay phổ biến nhất là các bé bị nhận xét hư. Cứ không theo ý người lớn là thành hư chứ không ai hiểu trẻ chỉ đang thử thách các biên giới xung quanh mình xem có đúng là cần phải thế hay không… Bạn có muốn bị ai miêu tả như thế không? Kể cả bạn có như thế bạn cũng không thích ai nhận xét như vậy hay mang bạn ra bình luận với người khác. Thế nhưng chúng ta làm vậy với con mình. Những đứa trẻ không có khả năng tự bảo vệ.

6. Đừng đặt mình lên vị trí cao hơn trẻ. Các thầy cô giáo không bao giờ nói dạy học, mà chỉ nói “Cô hướng dẫn con trước rồi con sẽ tự làm nhé”; “Lại đây, cô chỉ cho con xem cái này thú vị lắm”; “Cô sẽ giúp con một tay nhé?”…, vì quá trình học sẽ là do trẻ tự làm chứ không phải do cô dạy trẻ mới biết học. Chỉ là từ khác nhau nhưng thể hiện sự tôn trọng của các cô với trẻ.

7. Đừng dùng câu hỏi hay câu phủ định. Ví dụ, thay vì “Sao lại đổ nước ra sàn như thế?” thành “Nước này là để uống con à”; “Không được nhảy nhót trên giường của mẹ” thành “Giường là nơi để nằm ngủ”; “Có ngừng ném đồ chơi ngay lại không?” thành “Lego là để xếp hình. Con muốn ném thì đi ném bóng rổ”; “Sao cứ gào toáng lên thế?” thành “Nói to là mất lịch sự đấy con ạ”…

8. Đừng suy nghĩ tiêu cực. Em bé bê cốc sữa từ bếp ra bàn để uống bị đổ ra ngoài, mẹ hãy nói “May thật, may mà con chỉ làm đổ một tí thôi nhỉ. Đổ nhiều thì chẳng còn gì để uống”. Bé vẽ ra ngoài hình tô màu, có thể bảo: “Chỉ hơi ra ngoài tí thôi. Bao giờ tay con khéo hơn thì tất cả các nét sẽ nằm gọn trong hình vẽ”. Bé bị ngã, mẹ hỏi: “Có gãy cái gì không con? Không à? May quá, gãy cái gì thì đã phải đi bệnh viện bó bột rồi. Xước một tí về chỉ cần bôi thuốc sát trùng là tự khỏi luôn”…
Cách nói như vậy thứ nhất là để bé học cách luôn bình tĩnh xử lý vấn đề; thứ hai là chuyện đã xảy ra rồi, nhìn một cách tiêu cực chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn. Chẳng phải khi luôn suy nghĩ như vậy cuộc sống tươi đẹp hơn biết bao?

9. Đừng ra lệnh. “Không được đánh bạn. Bố nói con có nghe không?” thành “Mọi người đều phải tôn trọng nhau. Đánh người là vi phạm pháp luật”. “Con chào các cô các bạn đi rồi về. Người lớn nói thì phải nghe chứ” thành “Khi về bao giờ mình cũng chào tạm biệt mọi người con à”… Khi nói thế, bạn muốn truyền thông điệp trật tự xã hội là thế, cách cư xử quy định theo văn hóa Việt Nam là thế. Ai cũng làm thế dù là người lớn hay trẻ con. Chứ không phải là con bị người lớn bắt làm theo ý mình. Sau này bé cũng biết cách cư xử khi tham gia vào các cộng đồng, biết tôn trọng mọi người chứ không áp đặt những người ít tuổi hơn mình.

Cứ như thế, suốt những năm còn bé, sử dụng ngôn ngữ tích cực với bé là cách bố mẹ thể hiện sự tôn trọng con, giúp bé hình thành thái độ sống tích cực ngay từ nhỏ, giúp bé học cách tôn trọng mọi người. Cùng lúc, bố mẹ đã giúp trang bị các kỹ năng là lợi thế cho bé suốt cả cuộc đời sau này trong cuộc sống riêng cũng như khi tham gia vào xã hội.
Lê Mai Hương
Giáo viên Montessori

14 bài học dạy con dành cho tất cả những ai làm cha mẹ

Bạn có thể nghi ngờ rất nhiều điều trừ một điều là: “Bạn không hoàn hảo” và không ai có thể chăm sóc, dạy con, hiểu con và có những trải nghiệm đặc biệt theo cách mà bạn đang làm.

1. Sẽ có lúc bạn bế tắc nhưng hãy rộng lượng với bản thân
Với những đứa con lúc nào cũng thay đổi, đôi khi chỉ trong vòng vài giờ, thậm chí vài phút, vài giây, bạn có thể biến thành những ông bố, bà mẹ khác nhau mỗi ngày. Bạn sẽ có những ngày, những giây phút vui vẻ và cả những ngày, những giây phút tồi tệ. Bạn cũng sẽ có cả những lựa chọn tốt và những quyết định chưa được tốt cho lắm. Bạn cũng có thể sẽ làm một vài điều chưa đúng, hoặc rất nhiều điều sai trong việc nuôi dạy con. Nhưng hãy rộng lượng với chính mình bởi vì các con bạn luôn yêu thương và cần bạn cho dù điều gì xảy ra đi nữa.
2. Thể nào bạn cũng sẽ làm điều gì đó sai – vì thế đừng lo lắng gì về chuyện đó
Làm cha mẹ có nghĩa là bạn sẽ có những khoảnh khắc tuyệt vời – nhưng chúng chỉ diễn ra khi bạn được ngồi một mình thảnh thơi trong… nhà vệ sinh. Thời gian còn lại là sẽ là những khoảnh khắc lộn xộn cả về thể chất và tinh thần. Không phải mọi trải nghiệm nuôi dạy con đều đẹp đẽ. Đó là điều hết sức bình thường.
3. Dù bạn lựa chọn cho con ăn theo cách nào thì chúng tôi cũng ủng hộ bạn
Mỗi chúng ta – những người đang làm cha mẹ có thể có những cách cho con ăn khác nhau nhưng hơn hết chúng ta đang cho con ăn với tất cả tình yêu và chúng ta đã cố gắng lựa chọn những cách phù hợp với hoàn cảnh cá nhân và sự lựa chọn của mình.
4. Hãy để đứa con 3 tuổi của bạn được trèo cây và đứa 5 tuổi được cầm dao
Trẻ con có thể học được nhiều thứ từ những điều mà cha mẹ lo sợ như trèo cao, chơi với nước, trèo lên cây, sử dụng những vật dụng sắc nhọn… Bản năng của chúng ta – những người làm cha mẹ là cố gắng bảo vệ để con được an toàn. Nhưng cách bảo vệ an toàn quan trọng nhất bạn có thể mang lại cho con là hãy để chúng được cọ xát với những rủi ro.
14 bài học dạy con dành cho tất cả những ai làm cha mẹ 1
Làm cha mẹ có nghĩa là bạn sẽ có những khoảnh khắc tuyệt vời. Ảnh minh họa: Internet
5. Đừng cướp mất tuổi thơ của con
Mọi đứa trẻ đều có thể học đi, học nói, học đọc và học cách làm toán theo cách riêng của mình, đừng bao giờ “giục giã” tuổi thơ của con. Điều đó không liên quan gì đến việc trẻ sẽ nói, đi và đọc tốt hơn.
6. Đôi khi bạn cũng cần học cách sống chậm
Đừng bao giờ nói với con câu: “Nhanh lên! Chúng ta không có thời gian để làm việc đó”. Vì câu nói đó có nghĩa là “bạn đang không có thời gian để sống”. Hãy sống chậm, vui vẻ tận hưởng những niềm vui bé nhỏ đơn giản của cuộc sống. Vì như vậy, bạn và con đang thực sự sống.
7. Để trẻ được lựa chọn, quyết định
Trẻ em ngày nay thường ít được kiểm soát cuộc sống của mình. Chúng liên tục được bảo sẽ đi đâu, làm gì và ăn gì. Ít kiểm soát cuộc sống của con sẽ mang lại hạnh phúc cho con. Hãy để trẻ có quyền được lựa chọn và quyết định. Hãy cho phép con được chọn những thức ăn chúng muốn trong bữa tối, hãy hỏi con lớp học nào con muốn tham gia… Hãy cho con cơ hội để đưa ra những quyết định và tất cả những gì bạn nhận được là những nụ cười hạnh phúc.
8. Quan tâm đến con
Nếu bạn thực sự sống cùng con mình, chính các con sẽ dạy cho bạn biết cách để cười to thoải mái, làm thế nào để yêu thương một cách sâu sắc và làm thế nào để sống thực sự.
9. Thoải mái với những câu trả lời “Không”
Gia đình là nơi đầu tiên an toàn và ủng hộ để chúng ta học cách nói “không”. Nếu chúng ta không học cách nói “không” ở gia đình chúng ra sẽ không biết cách nói “không” ở bất cứ đâu. Nếu những đứa trẻ của bạn không thể nói “không” với bố mẹ, chúng sẽ không biết cách nói “không” với bất kì ai.
10. Dạy con như lúc có người lạ ở trong nhà
Hãy dạy con như thể lúc nào cũng có người lạ ở trong nhà. Các con của bạn sẽ được nhận sự kiên nhẫn, dịu dàng của bạn mọi lúc mọi nơi.
11. Nói chuyện với con trai về mọi thứ
Hãy để con nói chuyện với bạn về bạn gái, bạn bè, về trường học. Hãy lắng nghe con, hãy đặt câu hỏi, chia sẻ cùng con những ước mơ, hy vọng và những mối quan tâm khác. Đừng chỉ là bố mẹ của con, bạn hãy là người bạn thân thiết của chúng.
12. Nói chuyện với con về giới tính
Khi bạn không muốn con gái là nạn nhân của yêu râu xanh, hãy nói chuyện với con từ sớm. Điều này thực sự khó khăn, nhưng nói chuyện với con trai để con trở thành thủ phạm còn khó khăn hơn rất nhiều. Nhưng dù thế nào bạn cũng cần phải nói chuyện một cách cởi mở với con về sex.
13. Nên ghi lại những khoảnh khắc bên các con
Việc chụp ảnh không chỉ là dành cho các con mà bạn cần làm cho cả chính mình nữa. Những bức ảnh sẽ nói lên những lúc bạn và các con cùng cười, cùng thể hiện tình yêu, những lúc trải nghiệm, khám phá và cả những lúc cảm thấy buồn…
14. Và cuối cùng, bạn là một ông bố bà mẹ tốt hơn bạn nghĩ
Bạn có thể nghi ngờ rất nhiều điều nhưng có một điều bạn không bao giờ được nghi ngờ đó là: “Bạn không hoàn hảo”. Điều này hết sức bình thường. Những đứa trẻ của bạn cũng vậy. Điều đó có nghĩa là không ai có thể quan tâm chăm sóc, hiểu con như cách bạn đang làm
 Theo afamily

Nhiệt Miệng


Đôi lúc bạn bị nổi nhọt trong miệng, nhọt mụt này thường màu đỏ, chung quanh có vành vàng như mủ. Khi ăn uống, súc miệng đánh răng, bạn đều thấy rất rát buốt, khó chịu. Hãy uống 50 mg chất kẽm (zinc) mỗi ngày, nhọt sẽ lành rất nhanh. Thuốc kẽm có bán tại hầu hết các tiệm thuốc Tây.

Ngoài ra, để mau lành hơn, bạn nên dùng loại kem đánh răng hiệu Oral-B. Kem này có nhiều chất kẽm và bạn sẽ thấy nhọt trong miệng biến mất sau 1-2 lần đánh răng.

Cách trị muỗi đốt cho bé


- Một cục đá lạnh cũng có thể cứu trợ và giúp giảm sưng, tấy đỏ. Nó cũng giúp các vết bị muỗi cắn không bị thâm.

- Nếu có sẵn bột nở (baking soda) trong nhà, cha mẹ trẻ có thể cho thêm chút nước vào hỗn hợp này và thoa chúng lên khu vực bị muỗi đốt cho trẻ. Phương pháp này vừa giúp trẻ giảm ngứa ngáy vừa giúp làm sạch vết côn trùng cắn.

- Khi trẻ bị muỗi đốt quá nhiều, bạn có thể cho bột yến mạch nghiền nhỏ vào bồn tắm để tắm cho trẻ. Điều này sẽ giúp giảm viêm và ngứa da cho bé yêu.

- Nếu nhà bạn có sẵn lọ giấm táo, bạn cũng nên sử dụng thoa giấm táo lên các nốt muỗi đốt bằng cách nhúng một chút bông sao cho nước giấm táo thấm lên bông và thoa chúng lên các nốt muỗi đốt. Giấm táo sẽ giúp làm giảm ngứa và phát ban da trong vòng vài phút vì chúng có chất chống ngứa.

- Hầu như trong nhà bạn đều luôn có sẵn những viên thuốc Aspirin đúng không? Vậy thì hãy nhanh chóng hòa tan 1 viên thuốc này trong nước và thoa lên các vết muỗi đốt của trẻ. Hành động này cũng làm giảm đỏ và sự kích ứng của nốt muỗi đốt khi bị sưng. Ngoài ra, aspirin cũng được biết đến với tác dụng chống viêm cho làn da.

- Các mẹ có thể hãm một tách trà nóng, sau đó đợi ấm trà này mát trở lại và áp dụng chườm nước trà và bã trà lên trên diện tích da bị cắn trực tiếp. Điều này sẽ giúp làm giảm sưng ngứa.

- Xoa nước cốt chanh lên khi vực bị muỗi cắn cũng có thể làm giảm sự phát ban và ngứa ngáy cho trẻ. Chưa kể, chanh cũng được coi là loại thuốc tẩy an toàn cho những vết thương của bé.

- Có một cách đơn giản hơn là bạn có thể áp dụng thoa kem đánh răng bạc hà cho vùng da bị muỗi đốt cho trẻ và đợi cho đến khi kem đánh răng tự khô vì nó rất hiệu quả trong điều trị muỗi đốt.

- Thoa chút nước ép tỏi hoặc nước ép hành tây cũng có thể giúp trẻ thoát khỏi những kích thích khó chịu khi bị muỗi cắn.

- Áp dụng thoa mật ong vào các phần da bị muỗi cắn vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé.

5 bước để nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc ở con bạn


 Bạn muốn nuôi dưỡng những đứa trẻ thông minh cảm xúc và không biết bắt đầu từ đâu? Hãy tham khảo 5 bước dưới đây.
Bố mẹ có thể giúp con phát triển trí thông minh cảm xúc. Ảnh minh họa: Internet.
1. Nhận biết cách nhìn nhận của con và đồng cảm
Thậm chí ngay cả khi bạn không biết làm gì khi con bạn nản lòng, hãy thông cảm. Được thấu hiểu giúp con người xoa dịu những cảm xúc nặng nề. Đồng cảm không có nghĩa là bạn đồng ý, mà chỉ đơn giản là nhìn nhận vấn đề từ góc độ của con bạn. Cho dù con không được làm theo ý con muốn, bản thân việc bố mẹ hiểu đã khiến con dễ chịu hơn.
“Mẹ biết là thật mất hứng khi đang chơi mà phải dừng lại, nhưng đến giờ ăn tối rồi con ạ”
“Con thất vọng vì (chuẩn bị đi chơi công viên mà) trời mưa, phải không”
“Con buồn vì anh Bin không chơi với con nữa hả?”
Tại sao điều này phát triển trí thông minh cảm xúc (EQ):
–   Trẻ phát triển sự đồng cảm bằng cách trải nghiệm chúng từ những người khác
–   Bạn đang giúp con mô tả những điều chúng đang trải qua và điều này kích hoạt cảm xúc của con. Với các em bé, việc có thể gọi tên cảm xúc của mình là công cụ để học cách quản lý cảm xúc.
 2. Cho phép con bộc lộ
Các bé mẫu giáo không thể phân biệt cảm xúc của mình và chính mình. Hãy chấp nhận những cảm xúc của con bạn, thay vì chống lại chúng, kiểu như “có ai nói gì đâu mà khóc”, ‘có thế thôi mà cũng buồn”… Những câu nói như vậy đưa đến cho con bạn thông điệp rằng: một số cảm xúc là không chấp nhận được và đáng xấu hổ.
Không chấp nhận sự sợ hãi hay cơn giận dữ của con có thể thể khiến con bạn không bộc lộ ra nữa. Nhưng thực tế, con vẫn có những cảm xúc đó. Thật không may, những cảm xúc kìm nén này không hề biến mất như những cảm xúc được tự do biểu lộ. Chúng bị kìm nén, ức chế, có thể bộc lộ qua việc đánh cô em gái, có những cơn ác mộng và những hành vi khác.
Thay vì chống đối cảm xúc của con, hãy dạy con rằng có những cảm xúc khác nhau như giận dữ, sợ hãi, thất vọng… đều là những điều bình thường của con người..
“Con rất tức giận khi anh trai cướp đồ chơi của con, nhưng các con sẽ không đánh nhau. Con đến đây và nói cho anh biết con cảm thấy thế nào.”
“Con có vẻ lo lắng về buổi tham quan với lớp ngày hôm nay. Hồi trước mẹ cũng từng căng thẳng như thế. Con có muốn nói chuyện với mẹ không?”
“Con thất vọng lắm hả. Sáng nay, mọi chuyện đều không suôn sẻ. Nếu con muốn khóc thì cứ khóc cho thoải mái đi. Mọi người ai cũng có lúc muốn khóc. Con lại đây với bố nào.”
Tại sao điều này nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc
– Sự chấp nhận của bạn giúp con bạn chấp nhận những cảm xúc của chính mình, từ đó xử lý, điều chỉnh dễ dàng hơn những cảm xúc tiêu cực.
– Sự chấp nhận của bố mẹ cũng dạy con rằng những cảm xúc của con về cuộc sống không có gì nguy hiểm, đáng xấu hổ, thực tế đó là điều phổ biến và có thể kiểm soát được. Cô bé, cậu bé cũng biết rằng mình không cô độc, mình được chấp nhận ngay cả khi gặp phải vấn đề nào đó không như ý.

3. Lắng nghe những cảm xúc của con
Cho dù con bạn 6 tháng hay 16 tuổi, khi con biểu lộ cảm xúc, con cần được lắng nghe. Khi đó, con sẽ dễ dàng vượt qua được những cảm xúc tiêu cực  của mình.
Thực tế, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sự hợp tác và trìu mến của con bạn khi cô bé có cơ hội nói về những gì cô bé đang cảm thấy.  Con cần biết rằng bạn đang thực sự có mặt và lắng nghe. Khi đó, trẻ em có khả năng đáng kinh ngạc trong việc giải tỏa những cảm xúc của mình, trở nên thư giãn và hợp tác. Bản năng của các con sẽ biết cách chữa lành cho chính mình.
–  Con có vẻ không vui gì cả. Nói cho bố nghe xem nào.
–  Con đang buồn và phát điên đến mức chỉ muốn hét lên phải không nào. Ai cũng có lúc như thế. Có mẹ đây, mẹ luôn ở bên con.
Tại sao điều này nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc?
– Bản chất lành mạnh của cảm xúc con người là chúng sẽ thể hiện ra, tràn ngập chúng ta, sau đó biến mất. Khi chúng ta chống lại hay không bộc lộ, cảm xúc sẽ bị mắc kẹt bên trong thay vì biểu lộ một cách lành mạnh ra bên ngaoif.
– Trẻ em thường sợ hãi những cảm xúc mạnh sẽ áp đảo chúng, do vậy các con sẽ cố gắng chống lại cho đến lúc cảm thấy thực sự an toàn để bộc lộ. Khi những cảm xúc tiêu cực bị giữ lại trong cơ thể, sự cáu gắt giận dữ là cách tự nhiên để các con bộc lộ ra bên ngoài.
Khi bố mẹ giúp con cảm thấy an toàn để bộc lộ cảm xúc, điều này không chỉ chữa lành cho các cơ quan trong cơ thể mà còn giúp chúng tin tưởng vào quá trình xúc cảm của chính mình để có thể quản lý cảm xúc khi chúng lớn lên, không cần phải kìm nén hay cáu giận.
4. Dạy con cách xử lý vấn đề
Cảm xúc không phải là bùn để nuốt chửng, đó là những thông điệp. Hãy dạy con bạn cách cảm nhận chúng, bao dung với  chúng mà không nhất thiết phải hành động. Một khi con không còn chìm ngập trong cảm xúc mạnh mẽ, con có thể hành động, giải quyết vấn đề nếu cần thiết.
Phần lớn thời gian, khi trẻ con và cả người lớn cảm thấy cảm xúc của họ được hiểu và chấp nhận, cảm xúc tiêu cực bắt đầu biến mất, mở ra cánh cửa để giải quyết vấn đề. Đôi khi chúng có thể tự làm điều đó, nhưng cũng có lúc chúng cần bố mẹ giúp đỡ.
Hãy kiềm chế mong muốn thúc giục hay xử lý vấn đề thay con trừ khi chúng nhờ bạn giúp đỡ, bởi vì điều đó sẽ khiến chúng nghĩ rằng bạn không tin tưởng vào khả năng của con mình trong việc tự xử lý vấn đề của chúng.
“Con chán vì bạn Nam bị ốm không qua chơi với con chứ gì? Con đã mong bạn ấy tới biết bao. Hay bây giờ chúng ta bày trò gì cho vui nhỉ, con có muốn không?”
“Con bực mình với bạn Sam vì tới lượt con chơi mà bạn ấy vẫn giữ khư đồ chơi đúng không? Con muốn nói với bạn ấy là “tớ không chơi với bạn nữa” nhưng mà thực ra, rồi con lại thích chơi với bạn ấy tiếp thôi. Bây giờ, con sẽ nói gì với bạn ấy nhỉ?”
Tại sao điều này nuôi dưỡng trí thông minh cảm xúc?
– Trẻ con cần thể hiện cảm xúc của mình, nhưng cũng cần biết cách thay đổi chúng một cách tích cực và giải quyết vấn đề. Điều này, chúng cần học hỏi và thực hành với bố mẹ và những người xung quanh.
– Nghiên cứu cho thấy rằng bản thân việc đồng cảm với trẻ chưa đủ để dạy chúng quản lý cảm xúc, bởi vì các con vẫn cảm thấy cảm xúc của mình là cái gì đó tiêu cực. Hãy dạy con bạn tôn vinh những cảm xúc của chúng như những dấu hiệu để giúp chúng làm mọi thứ theo cách khác đi, tốt hơn với những vấn đề của cuộc sống.
5.  Chơi trò chơi để giải tỏa cảm xúc
Khi bạn nhận ra con mình đang trải qua những cảm xúc mạnh mà con không biết cách xử lý, hãy giúp con với liều thuốc tốt nhất: Chơi trò chơi.
Trẻ con không thể diễn đạt những cảm xúc mạnh như giận dữ, sợ hãi, ghen tị, không có giá trị… bằng lời nói – điều này thậm chí khó khăn với cả những người lớn. Nhưng khi con được chơi những trò chơi mang tính biểu tượng chẳng hạn như giả vờ cãi nhau với bạn búp bê, con có thể giải tỏa cảm xúc mà không cần nói về chúng.
Việc được vận động và cười cũng giải tỏa stress nhiều như khi khóc, và đem lại rất nhiều niềm vui.
Bố mẹ có thể tham khảo thêm 5 cách giải tỏa cảm xúc cho trẻ mẫu giáo.

( Theo yeutretho)

Trị ho hiệu quả với mật ong

Trị ho hiệu quả với mật ong


 Ho là 1 bệnh thường gặp, không chỉ ở trẻ em và cả người lớn cũng vậy. Sử dụng phương pháp dân gian để chữa ho là cách mà nhiều người lựa chọn vì tính hiệu quả và an toàn, nhất là với các chứng ho dễ tái phát, ho dai dẳng lâu ngày. Hãy cùng xem qua cách trị ho hiệu quả bằng mật ong mà mình đã sưu tầm được nhé.

1.Trị ho hiệu quả với mật ong và chanh:

Như mọi người đã biết, chanh ngâm mật ong không chỉ có tác dụng chữa ho mà còn giúp bạn thanh lọc cơ thể và đẹp da. Sau đây là cách giúp bạn có được một hũ chanh ngâm tự làm chất lượng.

* Cách làm:

Chuẩn bị:
– Chanh (Chanh đào càng tốt) – 1 kg.
– Mật ong (nguyên chất) – 1 lít.
Thông thường, tỷ lệ ngâm chanh mật ong là 1 kg cho 1 lít mật ong. Tùy vào chanh nhỏ hay to mà lượng mật ong có thể thay đổi thêm hoặc bớt để chanh ngập trong mật ong. Nếu bạn chưa có mật ong nguyên chất, bạn có thể tham khảo địa chỉ mua mật ong nguyên chất tại đây.

• Tiến hành:

Bước 1: 
- Chanh rửa sạch bằng nước lạnh rồi vớt ra rổ để ráo.

Bước 2:

- Tiếp tục cho số chanh vừa rửa vào một xoong hoặc chậu sạch rồi dội một lượt nước sôi hẩm lên chanh, làm cách này vỏ chanh sẽ bớt đắng.
– Ngâm một lúc cho chanh sạch rồi mới vớt ra cho ráo nước.
Sở dĩ phải cẩn thận như vậy là để đảm bảo chanh được khử trùng tốt, khi ngâm sẽ không bị nổi váng.
– Chờ chanh ráo nước thì dùng dao sắc cắt chanh thành từng lát tròn mỏng. Bạn nên bỏ đi phần hạt chanh, bởi hạt chanh cũng dễ gây đắng.
tri-ho-bang-mat-ong-voi-chanh 1

Bước 3:

- Để tránh cho hũ chanh mật ong bị hư hỏng thì đầu tiên là bạn phải khử trùng chai lọ hay hũ đựng thật tốt.
Bạn có thể rửa sạch hũ đựng, rồi lau khô bằng khăn sạch. Sau đó dùng máy sấy sấy cho bên trong hũ thật khô rồi mới bắt đầu ngâm chanh và mật ong.
tri-ho-bang-chanh-ngam-mat-ong 1

Bước 4:

- Bạn đổ đều một lớp mật ong xuống đáy bình.
– Xếp một lớp chanh thái lát phủ kín đáy bình. Sau đó, tiếp tục lần lượt với một lớp mật ong, lớp chanh cho đến khi đầy bình.
Hỗn hợp chanh mật ong có thể được uống trực tiếp hoặc bạn cũng có thể pha loãng với nước nóng. Hơi nước và sự ấm áp của dung dịch sẽ giúp làm dịu cổ họng và giảm nghẹt mũi. Ngoài ra, nếu bạn uống đều đặn vào mỗi ngày, nước chanh mật ong còn giúp bạn có được một sức khỏe ổn định và làn da đẹp như mong muốn.

2. Trị ho hiệu quả với Mật ong hấp tỏi:

Đập dập từ 4 – 5 nhánh tỏi, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy, tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được (không cần để tỏi quá nhừ). Để nguội, uống 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.
chua-ho-bang-mat-ong-hap-toi 1
Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: Cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa… Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.

3.Trị ho hiệu quả với mật ong hấp quất còn nguyên vỏ xanh:

Quất (3 – 4 quả), rửa sạch vỏ, để ráo nước, bổ đôi quả, bỏ hạt, thái lát mỏng, cho vào bát tô. Đổ mật ong ngập phần quất, trộn đều cho quất thấm đều mật ong. Sau đó đem hấp hoặc cho vào nồi đun cách thủy 10 – 15 phút, tới khi quất nhuyễn, quyện đều với mật ong thành một thứ dịch sánh như siro.
chua-ho-don-gian-bang-mat-ong-hap-quat 1
Để nguội, ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Khi uống, có thể thêm một vài hạt muối. Không nuốt ngay, ngậm 5 giây trong miệng, để trôi từ từ qua cổ họng, giúp giảm viêm họng, giảm ngứa rát, khản tiếng…

( Suu Tầm)

Nghẹt mũi và nhiễm trùng khoang mũi


Đôi khi nước mũi bạn trở nên rất đặc, dính như chất keo, có mầu xanh hay vàng, chảy ra nhiều làm bạn thấy khó chịu, khó thở, nghẹt mũi. Hoặc đôi lúc khi nằm, những mũi dãi này rơi vào cổ họng làm bạn bị ho sặc. Đó là triệu chứng của bệnh nhiễm trùng khoang mũi.

Khoang mũi là các buồng trống trong sọ, thường nằm hai bên mũi và quanh mắt. Không khí khi vào lỗ mũi sẽ phải đi qua các buồng trống này trước khi đến phổi. Nhiệm vụ của các buồng này là làm cho không khí trở nên ấm áp khi vào đến phổi.

Nếu vì một lý do nào đó mà đường hô hấp qua các khoang mũi bị nghẽn lại (do các tế bào hình lông trong đó bị đờm dính keo lại, do bệnh cảm hay cúm, do dị ứng làm phía trong mũi bị sưng, nhỏ lại, làm nghẽn đường ra vào của không khí...), bạn bị nghẹt mũi, các vi khuẩn có dịp sinh sôi nẩy nở... và gây nhiễm trùng khoang mũi. Nếu bạn cứ bị nghẹt mũi hoài, các tế bào trong đường hô hấp này có thể biến dạng và dẫn đến bệnh nghẹt mũi kinh niên.

Trước khi bệnh nghẹt mũi kinh niên này đến với bạn, hãy theo những kinh nghiệm của các bác sĩ được đúc kết dưới đây để kịp thời ngăn chặn. Các phương pháp này cũng làm mũi bạn được thông thương, khỏe mạnh hơn.

Hãy giữ ẩm không khí vào mũi

Không khí quá khô là nguyên nhân chính yếu của bệnh này. Nó thường làm nước mũi khô lại, trở thành đặc như keo. Lớp keo này làm các tế bào hình sợi trong khoang mũi dính lại với nhau, tạo nên nhiều biến chứng khó chịu trong mũi.

Để tránh đờm và nước mũi bị đặc lại, bạn nên xông mũi bằng nước nóng mỗi ngày một hai lần. Có thể đứng hít thở không khí trong phòng tắm lúc hơi nước nóng bốc lên làm mờ kính hay khum mặt xuống gần một chậu nước nóng đang bốc hơi với một chiếc khăn lớn chùm cả đầu và chậu nước. Hít thở không khí ẩm trong đó. Làm như vậy có thể giải tỏa cơn nghẹt mũi nhanh chóng trong một vài phút.

Rửa mũi bằng nước muối

Pha nửa thìa cà phê muối ăn vào 1/4 lít nước (đo đúng 1/4 lít nước có lẽ là chuyện hơi khó, nếu nhà bạn có lon bia hoặc lon nước ngọt thì hãy lấy khoảng 2/3 lon này). Bạn có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, cho nước muối vào đó, ngửa mặt lên nhỏ vào mũi. Nhớ hít nhẹ vào để giúp nước muối vào mũi sâu hơn. Nước muối với nồng độ này hoàn toàn không làm cho bạn khó chịu.

Nếu nhà có bột nổi (baking soda), hãy trộn thêm một chút xíu (chừng bằng đầu đũa), sẽ có công hiệu hơn. Phương pháp rửa mũi này được bác sĩ Bruce, giáo sư đại học tại Denver đưa ra.

Uống nhiều nước

Việc uống nhiều nước có thể làm nước mũi ít bị đặc lại. Bạn có thể uống các loại trà tiêu đờm có bán trong hiệu thuốc Bắc để tăng thêm hiệu quả.

Dùng thuốc uống hoặc thuốc xịt

Các loại thuốc bán tự do dưới các tên nasal decongestant (thuốc trị nghẹt mũi), antihistamine (thuốc trị dị ứng - thường có công dụng làm mũi ngưng chảy nước ra). Nếu bạn bị nghẹt mũi, không nên dùng antihistamine vì thuốc này càng làm mũi khô hơn. Ngoài ra, thuốc antihistamine có thể gây triệu chứng buồn ngủ, bần thần. Không nên uống lúc lái xe hoặc điều khiển máy móc nguy hiểm.

Thuốc decongestant loại xịt hay nhỏ vào mũi chỉ có thể dùng tối đa 3 ngày, dùng lâu hơn có thể gây biến chứng và thường làm mũi bị bịt kín lại. Loại thuốc viên decongestant có thể dùng tối đa 7 ngày. Nên xem kỹ chỉ dẫn trên nhãn thuốc.

Với chất kẽm (zinc), có thể dùng bao nhiêu lâu cũng được với liều 50 mg/ngày. Chỉ cần một viên 50 mg/ngày là có thể làm thông mũi. Việc uống đều đặn có thể làm hết chứng nghẹt mũi kinh niên. Có thể tìm thấy tại các tiệm thuốc tây. Nên xem kỹ công thức, có 3 loại là Zinc-Oxide, Zinc-Sulfate, và Zinc-Gluconate. Chỉ nên mua loại Zinc-Gluconate hoặc các loại có đề chữ "Chetated". Các loại khác thường làm cơ thể bị thiếu chất sắt và các kim loại cần thiết khác.

Đắp nước nóng
Bạn có thể làm thông mũi bằng cách đắp một khăn thấm nước thật ấm che ngang hai mắt xuống đến gò má. Hơi nóng và ẩm này làm máu lưu thông dễ dàng hơn cũng như làm khoang mũi ấm hơn.

Nếu bạn không sợ nước, phương pháp tốt nhất là kết hợp cả hai việc đắp nước nóng và xông hơi nóng. Trong lúc tắm, hãy để hoa sen nước thật ấm xịt vào phần mặt chỗ giữa hai mắt. Nếu sợ nước chảy vào mũi, bạn có thể há miệng ra và hít thở bằng cả miệng lẫn mũi. Đứng như vậy chừng vài phút, mũi sẽ thông suốt. Nên làm mỗi ngày trong khi tắm.

Mẹo vặt:

- Trước khi ngủ khoảng 30 phút, uống một viên sinh tố B5 loại 250 mg. Bạn sẽ hết nghẹt mũi, đồng thời xoa dịu được các triệu chứng dị ứng khác.

Nếu đã thử tất cả những cách trên nhiều lần mà vẫn không chữa được chứng nghẹt mũi kinh niên, bạn nên tìm một bác sĩ chuyên khoa về mũi. Bác sĩ này có thể chụp X-quang mũi bạn để tìm ra nguyên nhân gây bệnh (vi khuẩn, dị ứng, ảnh hưởng phụ của thuốc...). Bệnh khoang mũi nếu kéo dài quá lâu có thể ảnh hưởng đến mắt và ngay cả não bộ nữa.

Bệnh cao huyết áp

Nếu còn trẻ và có huyết áp tối thiểu cao hơn 90, bạn nên cố gắng giảm nhẹ con số này nếu không muốn mắc phải chứng cao huyết áp khi lớn tuổi. Đây là một bệnh hết sức nguy hiểm, nguyên nhân gây ra chứng xây xẩm mặt mày, chóng mặt, xỉu, cơn đau tim, đứt mạch máu não... và các chứng bệnh về thận.

Các phương pháp dưới đây giúp bạn điều chỉnh một cách hiệu quả huyết áp của mình nếu bạn bị cao huyết áp ở mức nhẹ. Nếu bệnh nặng, bạn cần gặp bác sĩ.

Để ý về trọng lượng

Bác sĩ Norman K. rút ra nhận định rằng, những người béo phì thường có nguy cơ cao huyết áp gấp ba lần người thường. Người béo phì là người có số cân nặng cao hơn 20% so với chỉ số bình thường.

Nếu bị béo phì và cao huyết áp, bạn không cần giảm hết số cân thặng dư. Một nghiên cứu tại Israel cho thấy, những người béo phì chỉ cần giảm một nửa số cân thặng dư là có thể phục hồi huyết áp bình thường.

Đừng ăn mặn nữa

Khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao chất muối có khả năng làm cho huyết áp trở nên cao hơn. Nhưng kinh nghiệm trên nhiều bệnh nhân cho thấy, có sự liên hệ mật thiết giữa huyết áp và lượng muối tiêu thụ.

Bệnh nhân cao huyết áp nên giảm 5g lượng muối tiêu thụ mỗi ngày. Không nên kiêng tuyệt đối, bạn chỉ cần hạn chế nó, đồng thời đo huyết áp thường xuyên để biết kết quả.

Nếu bạn uống rượu, hãy uống ít lại
Khác với muối, rượu được chứng minh rất rõ ràng là gây nguy hại cho những người có huyết áp cao. Tuy vậy, phần lớn bác sĩ không bắt bệnh nhân kiêng rượu tuyệt đối, vì việc uống ít không ảnh hưởng xấu đến huyết áp.

Bác sĩ Norman khuyên rằng nếu bị cao huyết áp, bạn nên giới hạn lượng rượu mình uống là không quá hai ly nhỏ mỗi ngày.

Dùng nhiều chất kali

Kali giúp giảm huyết áp. Một nghiên cứu của bác sĩ George W. (Đại học y khoa Vermont, Mỹ) cho thấy, trong 100 bệnh nhân cao huyết áp dùng kali, có 30 người hạ được huyết áp sau 2 tuần. Sau 8 tuần, con số này là 70 người.

Bác sĩ George cũng khuyên rằng, chúng ta nên tiêu thụ lượng muối kali clorua (KCl) cao gấp 3 lần muối ăn (NaCl). Để tăng lượng KCl, nên ăn nhiều trái cây, khoai tây, cá. Trên thị trường hiện có một loại muối đặc biệt dành cho người bị bệnh cao huyết áp, bao gồm KCl và NaCl ở tỷ lệ thích hợp.

Dùng nhiều canxi

Canxi không chỉ ảnh hưởng tốt cho xương và răng mà còn có ích cho những người bị cao huyết áp do ăn muối nhiều. Bác sĩ Lawrencem R (Đại học Cornell, Mỹ) nhận định rằng, ăn muối nhiều là nguyên nhân của khoảng 50% trường hợp cao huyết áp. Đối với những người này, chất canxi có hiệu quả rõ rệt trong việc làm hạ áp.

Hãy tập thể dục loại vận động

Thể dục được chia làm hai loại:

- Loại vận động (aerobic) gồm chạy, nhảy, bơi, lội..., nói chung là những môn gây chảy mồ hôi nhiều mà không cần gồng hoặc ráng sức.

- Loại gồng (isometric) gồm cử tạ, hít đất, hít xà ngang, các môn nội công, nghĩa là không cử động chân tay nhiều, chỉ dùng sức gồng các bắp thịt lên để chống lại một sức ép.

Bác sĩ Robert C. ở Đại học Florida nhận định rằng, trong lúc vận động chân tay, áp suất máu sẽ tăng lên cao hơn bình thường. Huyết áp sẽ hạ xuống thấp hơn mức bình thường sau khi vận động chấm dứt rồi có khuynh hướng trở về bình thường, nhưng sẽ thấp hơn mức bình thường một chút.

Nhìn chung, nếu bạn bị chứng cao huyết áp, việc tập thể dục vận động loại nhẹ như đi bộ, cỡi xe đạp, bơi lội dai sức... có khả năng làm quân bình áp suất máu. Ngược lại, nếu tập các môn thể dục gồng hoặc thể dục vận động mạnh như chạy nước rút, nhảy cao..., áp suất máu sẽ tăng vọt lên.

Cách tập thể dục vận động loại nhẹ: hãy bắt đầu nhẹ nhàng, kế đó hơi nhanh một chút rồi trở lại chậm... Thí dụ: Đi bộ một cây số, bạn sẽ đi 1/4 cây số đầu tiên với tốc độ 4 km/h, kế đó tăng lên 5 km/h cho 1/2 cây số kế tiếp, rồi xuống 4 km/h cho 1/4 cây số cuối cùng. Sự tăng giảm nhịp nhàng như vậy giúp cho áp suất máu không bị lên xuống đột ngột.

Ăn nhiều rau

Các cuộc nghiên cứu cho thấy, những người ăn chay có áp suất máu thấp hơn người thường từ 10 đến 15 mmHg (cả 2 số đo áp suất máu cao và thấp). Hiện khoa học vẫn chưa biết đích xác được tại sao những người ăn chay lại có áp suất hạ như vậy.

Nhìn chung, nếu bạn có áp suất máu cao, việc ăn chay rất có ích cho áp suất máu của bạn.

Ảnh hưởng của tình cảm

Nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy, tình cảm con người có ảnh hưởng rất quan trọng đến áp suất máu của họ. Một thí nghiệm tại bệnh viện Cornell (Mỹ) cho thấy, khi một người đang trong trạng thái hồi hộp, huyết áp tối thiểu gia tăng và ngược lại, khi một người vui vẻ, huyết áp tối đa hạ xuống.

Các nhà nghiên cứu cũng ghi nhận rằng áp suất máu tăng nhanh hơn khi một người bị lo lắng ở bên ngoài nhà của họ, tăng ít hơn khi họ ở trong nhà mình. Có lẽ lúc đó, người ta có cảm giác an toàn hơn chăng?...

Nói nhiều có hại!

Một cuộc bàn cãi sôi nổi, một lần cãi cọ với vợ, với chồng; những lần đụng chạm với đồng nghiệp trong sở, với chủ, với xếp của mình... đều làm áp suất máu của bạn tăng vọt... Điều này có lẽ bạn đã từng trải qua, và không làm bạn ngạc nhiên lắm.

Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên nếu biết rằng, các nhà khoa học đã thí nghiệm và khẳng định, khi nói chuyện rất bình thường với một người nào đó, áp suất máu bạn thường cao hơn lúc không nói chuyện từ 10 đến 50%! Bệnh cao huyết áp trầm trọng chừng nào, áp suất khi nói chuyện lại dễ tăng chừng đó.

Sự tăng áp suất này xuất hiện không chỉ khi nói chuyện bằng ngôn ngữ, mà cả khi người ta ra dấu với nhau nữa (trường hợp những người câm hoặc điếc).

Nhìn chung, bất cứ việc gì làm một người phải vận dụng trí óc đều có thể đưa áp suất máu của người đó lên cao. Những kết quả thí nghiệm sau đây giúp cho bạn có thêm một khái niệm tổng quát về ảnh hưởng của sinh hoạt và tình cảm của một người đến áp suất máu của họ.

- Khi đọc một cuốn sách, một tờ báo, áp huyết của bạn có khuynh hướng hạ xuống. Nhưng nếu cũng cuốn sách, tờ báo đó, thay vì đọc thầm, bạn lại đọc lớn lên... việc này làm áp suất máu của bạn tăng cao hơn là không đọc.

- Hành đông vuốt ve, nựng nịu con chó nuôi trong nhà cũng làm áp huyết hạ xuống, dắt chó đi dạo cũng có tác dụng như vậy. Một nghiên cứu cho thấy, 2 người cùng bị bệnh tim giống nhau, nhưng người có nuôi chó lâu chết hơn người không nuôi chó.

- Gần đây, y học chứng minh được rằng, hai vợ chồng ở chung lâu ngày sẽ có áp suất máu tương tự như nhau!!! Các bác sĩ đưa ra giả thuyết rằng, sở dĩ có sự giống nhau này vì vợ chồng thường hay chia xẻ mọi việc trong đời sống, vui buồn, lo lắng đều giống nhau... Những cặp vợ chồng trên 60 tuổi thường có áp suất máu chỉ khác nhau 1 mmHg. Điều này đưa chúng ta đến một kết luận hữu ích: Nếu bạn trên 60, người bạn đời mắc bệnh cao huyết áp, hãy để ý thường xuyên về áp suất máu của chính mình!

Mẹo vặt:
Theo các thí nghiệm tại đại học Illinois, việc ăn mỗi ngày 4 cọng cần tây (cerlery) có thể giảm hơn 12% số đo áp huyết.


(http://4phuong.net/ebook/32805812/131480267/benh-cao-huyet-ap.html)

Chứng đau cổ họng

Chứng đau cổ họng

Đau cổ họng thường là triệu chứng bắt đầu của bệnh cúm. Cũng có khi họng đau vì bạn la hét quá độ, vì không khí quá khô, hoặc vì nhiễm vi khuẩn.

Chứng đau họng thường mỗi lúc một tệ hơn. Nó làm bạn vô cùng khó chịu, có khi bạn chỉ nuốt đồ ăn, uống nước, thậm chí nuốt nước bọt mà cũng thấy đau đớn.

Dù chứng đau cổ họng đến vì bất cứ lý do gì, việc thực hành những phương pháp dưới đây cũng sẽ giúp bạn làm giảm hoặc chấm dứt tình trạng khó chịu này.

Ngậm kẹo thuốc

Kẹo thuốc nhiều lúc có công dụng hay hơn thuốc kháng sinh trong việc điều trị chứng đau cổ họng. Thông thường, thuốc kháng sinh chỉ giết các vi trùng đã xâm nhập sâu vào cơ thể bạn. Nhưng trong đa số trường hợp, các vi khuẩn chỉ đóng vào thành cổ họng mà thôi. Lúc đó, một viên kẹo có khả năng giết được những vi khuẩn bám bên ngoài. Nên đọc kỹ nhãn hiệu kẹo và tìm loại có chứa chất phenol.

Nếu bạn bị cảm, nên dùng loại kẹo có chứa chất kẽm (zinc). Theo kết quả nghiên cứu của bác sĩ Donald D. thuộc Đại học Austin, kẹo ngậm có chất kẽm không những xoa dịu chứng đau cổ họng mà còn trị được nhiều triệu chứng khác nữa của bệnh cảm.

Súc miệng bằng nước muối

Pha 1 thìa cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm. Ngậm một ngụm vào miệng, ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng (có thể bạn đã từng biết qua hành động này rồi, nhiều người có thói quen súc miệng tạo ra tiếng động như vậy).

Việc súc miệng bằng nước muối giúp giết được vi trùng đóng trên thành cổ họng và làm họng bớt đau sau vài ba lần súc (trừ khi chứng đau cổ họng đi đôi với bệnh ho khan tiếng). Trong trường hợp này, chỗ nhiễm vi trùng thường nằm sâu dưới cổ họng, việc súc miệng không thể đưa muối vào sâu tận chỗ bị nhiễm trùng.

Tắm nước nóng

Chứng đau cổ họng cũng có thể xuất hiện sau một đêm ngủ há miệng, khiến không khí ra vào qua miệng nhiều. Nếu không khí này khô, sáng đó bạn sẽ bị đau cổ họng.

Ngủ há miệng thường là hậu quả của chứng nghẹt mũi. Khi mũi bị nghẹt, phản ứng tự nhiên của cơ thể là há miệng ra để thở. Trong những mùa thời tiết trở nên khô, bạn bị nghẹt mũi, có thể dùng thuốc nghẹt mũi loại uống hay xịt trước khi ngủ.

Có thể xoa dịu chứng đau cổ họng bằng cách hít nhiều hơi nước trong lúc tắm nước nóng, hoặc nghiêng đầu trên một chậu nước bốc hơi và há miệng ra hít hơi ẩm bay lên từ chậu nước. Làm như vậy mỗi lần khoảng 5 phút, có thể làm mỗi giờ một lần đến khi nào cổ họng bớt đau.

Uống thuốc

Các loại thuốc cảm thông thường như Aspirin, Advil (ibuprofen), hoặc Tylenol (acetaminophen) đều có thể làm dịu chứng đau cổ họng. Đừng bao giờ cho trẻ em từ 21 tháng tuổi trở xuống uống thuốc Aspirin, có thể bị biến chứng nguy hiểm.

Hít không khí biển

Bạn có thể tản bộ trên bãi biển và hít không khí trong lành ở đây, cũng có thể... mua không khí biển đóng chai để dùng. Những chai này được bán tại các tiệm thuốc tây với các nhãn hiệu như Ocean Mist, Ayr, Nasal... Chúng là những chai có áp suất, chứa nước muối nồng độ nhẹ. Khi bạn xịt thuốc này vào cổ họng, muối có thể giúp sát trùng, hơi ẩm của nước xoa dịu được chứng đau.

Thủ phạm có thể là chiếc bàn chải đánh răng của bạn

Các vi khuẩn có thể sống một thời gian rất lâu trên bàn chải đánh răng vì bàn chải lúc nào cũng ẩm (nhất là với những người đánh răng trên một lần mỗi ngày). Có nhiều người vừa bớt bệnh đã trở nặng lại sau khi đánh răng do vi khuẩn còn sống sót trên bàn chải từ ngày hôm trước lại theo đường miệng xâm nhập cơ thể một lần nữa.

Một số người khác bị lây bệnh khi để bàn chải đánh răng của mình chạm vào bàn chải của người khác.

Để tránh tình trạng trên, bạn nên dùng nhiều bàn chải một lúc, một cái cho buổi sáng, một cái cho buổi tối chẳng hạn. Sau khi đánh răng, nhớ gõ bàn chải vào cạnh bồn rửa mặt cho nước văng ra hết. Tránh để các bàn chải chạm vào nhau.

Bác sĩ Richard G. thuộc Đại học nha khoa Oklahoma (Mỹ) khuyên rằng: "Khi bạn bắt đầu cảm thấy hơi khó chịu, hãy vứt bỏ bàn chải răng cũ đi; và thông thường chỉ hành động này đã đủ để ngăn chặn cơn bệnh".

Thủ phạm có thể là xôi ăn từ ngày hôm qua

Bạn từng bị ợ chua?... Chất chua này làm bạn cảm thấy xót ở cổ họng?... Rồi cảm giác xót xa này không dịu đi như những lần khác mà trở thành chứng đau cổ họng kéo dài vài ngày?...

Chứng ợ chua thường xuất hiện do việc ăn nhiều thực phẩm khó tiêu (như xôi chẳng hạn). Một số axit trong dạ dày (như HCl) bị trào lên cổ họng và đọng lại trong đó khi ngủ. HCl là loại axit rất mạnh, có thể ăn mòn sắt và nhiều kim loại. Vì vậy, chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu bạn bị đau cổ họng khi axit này tràn lên. Khi chúng lên đến phần dưới thực quản (gần dạ dày), bạn sẽ có cảm giác như bị thiêu đốt. Khi chúng tràn lên cổ họng, bạn sẽ bị xót họng.

Bạn vẫn có thể ăn xôi, nhưng đừng nên nhiều quá. Với các thực phẩm khác cũng vậy. Khi lỡ ăn quá no, hãy chờ 2-3 tiếng sau mới lên giường (vì lúc nằm, chất axit trong dạ dày dễ tràn lên hơn).

Mẹo vặt:- Mỗi ngày uống 50 mg thuốc kẽm (zinc). Thuốc có thể làm giảm phân nửa triệu chứng đau cổ họng.

Nên xem kỹ công thức, chỉ nên mua loại Zinc-Gluconate hoặc các loại có đề chữ "Chelated". Loại khác thường làm cơ thể bị thiếu chất sắt và một số kim loại cần thiết.



(http://4phuong.net/ebook/32805812/131480267/benh-cao-huyet-ap.html)

27 bí quyết dưỡng sinh hữu ích

1, Ăn no không gội đầu, đói không tắm. Rửa mặt nước lạnh, vừa đẹp vừa khỏe. Mồ hôi chưa khô, đừng tắm nước lạnh. Đánh răng nước ấm, chống ê chắc răng.

2, Ăn gạo có trấu, thức ăn có chất sơ. Nam không thể thiếu rau hẹ, nữ không thể thiếu ngó sen. Củ cải trắng, sống không tốt nhưng chín thì bổ. Ăn không quá no, no không nên nằm.


3, Dưỡng sinh là động, dưỡng tâm là tĩnh. Tâm không thanh tịnh, ưu tư vọng tưởng dễ nảy sinh. Tâm thần an bình, bệnh sao đến được. Nhắm mắt dưỡng thần, tĩnh tâm ích trí.


4, Dược bổ thực bổ, đừng quên tâm bổ. Coi tiền như cỏ, coi thân như bảo. khói hun cháy lửa, tốt nhất không ăn. Chiên dầu ngâm ướp, ít ăn thì tốt.


5, Cá thối tôm rữa, lấy mạng oan gia. Ăn mặc giữ ấm, nhất thân là xuân. Lạnh chớ chạm răng, nóng chớ chạm môi. Đồ chín mới ăn, nước chín mới uống.


6, Ăn nhiều rau quả, ít ăn đồ thịt. Ăn uống chừng mực, ngủ dậy đúng giờ. Đầu nên để lạnh, chân nên giữ ấm. Vui chơi biết đủ, không cầu an dật.


7, Dưỡng sinh là cần cù, dưỡng tâm là tĩnh tại.

8, Người đến tuổi già, thì phải rèn luyện, đi bộ chạy chậm, luyện công múa kiếm; đừng sợ giá lạnh, quét sạch sân nhà, hội họa thêm vui, tấm lòng rộng mở;


9, Nghe tiếng gà gáy, đừng cố nằm thêm, trồng hoa nuôi chim, đọc sách ngâm thơ; chơi cờ hát kịch, không ham phòng the, việc tư không nhớ, không chiếm lợi riêng.


10, Ẩm thực không tham, bữa tối ăn ít, khi ăn không nói, không nên hút thuốc; ít muối ít đường, không ăn quá mặn, ít ăn chất béo, cơm không quá nhiều;


11, Mỗi ngày ba bữa, thức ăn phù hợp, rau xanh hoa quả, ăn nhiều không sợ; đúng giờ đi ngủ, đến giờ thì dậy, nằm dậy nhẹ nhàng, không gấp không vội;


12, Uống rượu có độ, danh lợi chớ tham, chuyện thường không giận, tấm lòng phải rộng.


13, Tâm không bệnh, nên phòng trước, tâm lý tốt thân thể khỏe mạnh; tâm cân bằng, phải hiểu biết, cảm xúc ổn định bệnh tật ít;


14, Luyện thân thể, động cùng tĩnh, cuộc sống hài hòa tâm khỏe mạnh; phải thực dưỡng, no tám phần, tạng phủ nhẹ nhõm tự khai thông;


15, Người nóng giận, dễ già yếu, thổ lộ thích hợp người người vui; thưởng thức thư họa, bên suối thả câu, lựa chọn sở thích tự do chơi;


16, Dùng đầu óc, không mệt nhọc, bớt lo dưỡng tâm ít náo nhiệt; có quy luật, sức khỏe tốt, cuộc sống thường ngày phải hài hòa;


17, Tay vận động, tốt cho não, phòng ngừa bị lạnh và cảm cúm.


18, Mùa hè không ngủ trên đá, mùa thu không ngủ trên phản. Mùa xuân không hở rốn, mùa đông không che đầu. Ban ngày hoạt động, tối ngủ ít mơ.


19, Tối ngủ rửa chân, hơn uống thuốc bổ. Buổi tối mở cửa, hễ ngủ là say. Tham mát không chăn, không bệnh mới lạ.


20, Ngủ sớm dậy sớm, tinh thần sảng khoái, tham ngủ tham lạc, thêm bệnh giảm thọ. Tranh cãi buổi tối, ruột như sát muối.


21, Một ngày ăn một đầu heo, không bằng nằm ngủ ngáy trên giường.


22, Ba ngày ăn một con dê, không bằng rửa chân rồi mới lên giường.


23, Gối đầu chọn không đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau, ngủ vậy sẽ thành mỹ nhân.


24, Đầu hướng gió thổi, ấm áp dễ chịu, chân hướng gió thổi, hãy mời thầy lang.


25, Không ngủ nơi ngõ hẻm, độc nhất khi gió lùa.


26, Đi ngủ không thắp đèn, sáng dậy không chóng mặt.


27, Muốn ngủ để tấm thân nhẹ nhõm, chân không hướng tây đầu không hướng đông


(SuuTam)

 

Created By Sora Templates